Chính con người mới là loài đến Trái đất từ hành tinh khác?

00:20' 04-05-2018
So với những loài khác, điều đáng ngạc nhiên là con người dễ bị môi trường của Trái đất gây tổn thương nhất.


Nhiều người tin con người có nguồn gốc ngoài Trái đất.

Theo Daily Star, một số nhà khoa học không loại trừ khả năng vi khuẩn du hành từ các hành tinh khác thông qua bụi vũ trụ, thiên thạch. Chúng đâm xuống Trái đất và khơi mầm nên sự sống.

Các nhà nghiên cứu cũng hết sức bất ngờ khi phát hiện bên trong 2 thiên thạch rơi xuống Trái đất cách đây 20 năm có chứa các thành phần cần thiết cho sự sống.

Nhiều chuyên gia đặt ra giả thuyết rằng sự sống lan truyền liên hành tinh và kỳ vọng rằng các cụm hành tinh khác trong thiên hà vẫn còn tồn tại sự sống.

Tiến sĩ Ellis Silver, người nghiên cứu về tiến hóa, tin rằng nguồn gốc loài người nằm ở một hành tinh khác.

Trong cuốn sách “Loài người không đến từ Trái đất”, Silver tin rằng, con người đến Trái đất từ cách đây 10 triệu năm bởi người ngoài hành tinh.

Con người ban đầu tỏ ra không phù hợp với sự sống trên hành tinh xanh. “Con người là sinh vật phát triển bậc nhất trên Trái đất. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là loài người lại không dễ dàng phù hợp với môi trường của hành tinh xanh: Bị ánh nắng Mặt trời đe dọa, tìm kiếm thức ăn không hề dễ dàng, tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cao…”

Tiến sĩ Silver cho rằng, sở dĩ con người gặp những bất lợi khi sống trên Trái đất là vì chúng ta từng quen với việc sống ở hành tinh có lực hút yếu hơn nhiều.

“Nếu bạn có thể tìm được một ai đó 100% khỏe mạnh thì tôi sẽ rất ngạc nhiên”, Silver nói. “Trái đất phù hợp với con người, nhưng có lẽ không hoàn hảo như cách mà ai đó đã đưa chúng ta đến đây”.

Silver còn cho rằng, Trái đất giống như một nhà tù nhốt con người. “Bởi có lẽ chúng ta đã mắc phải sai lầm nào đó, nên chúng ta phải học cách hành xử ở đây”.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Bedshed Highpoint Vùng: Maribyrnong. Phone: 9317 3122
Xem thêm

chuyên về các dịch vụ có liên quan đến Trang trí nội thất tại các vùng trong Melbourne.


Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2158365