Chế độ dinh dưỡng, loại thức ăn cho bé dưới 12 tháng tuổi theo từng giai đoạn
Mẹ tham khảo chế độ ăn uống cho bé từ 0-1 tuổi thuộc 5 giai đoạn cụ thể như sau:
1. Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi
Bé sơ sinh từ 0-4 tháng tuổi ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức (Ảnh minh họa)
Từ sau khi sinh cho đến lúc 4 tháng tuổi, bản năng sẽ khiến bé quay về phía núm vú của mẹ để tìm nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ. Ở giai đoạn này, bé chỉ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đường tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển và chưa hoàn thiện nên giai đoạn này mẹ chưa nên cho bé ăn thức ăn đặc.
2. Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi
Học viện Nhi khoa Hoa Kì (AAP) cho hay đây là giai đoạn chứng tỏ những dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm có thể kể đến như:
- Có thể ngẩng giữ đầu và cổ, ngồi thẳng trên ghế.
- Bé tăng cân lên gấp 2 lần so với lúc mới sinh.
- Có thể ngậm một cái muỗng.
- Có thể dùng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng.
Thức ăn cho bé trong 3 tháng này chủ yếu vẫn là sữa mẹ hoặc sữa bột. Ngoài ra còn có:
- Rau củ, trái cây xay nhuyễn như khoai lang, bí, táo, chuối, đào hoặc lê và ngũ cốc hơi sệt. Nếu lúc đầu bé không chịu ăn ngũ cốc, mẹ nên để một vài ngày rồi thử lại.
- Một lượng nhỏ sữa chua không đường cho bé.
- Không nên cho bé ăn trái cây họ cam quýt, thực phẩm có chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, phô mai, những thực phẩm này có thể gây dị ứng.
Liều lượng mỗi ngày:
- Bắt đầu với khoảng 1 muỗng cà phê thức ăn hoặc ngũ cốc xay nhuyễn, trộn với 4-5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Giai đoạn 6-8 tháng tuổi
Bé dần tiếp xúc với các loại phẩm khác nhau (Ảnh minh họa).
Đây là giai đoạn bé bước vào chế độ ăn dặm, thực đơn như sau:
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Các loại ngũ cốc giàu chất sắt như gạo, lúa mạch, yến mạch...
- Trái cây xay nhuyễn hoặc nấu nhừ như chuối, lê, táo, đào...
- Rau xay nhuyễn hoặc nấu nhừ như bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai lang...
- Thịt xay nhuyễn gồm thịt gà, thịt heo, thịt bò.
- Đậu phụ xay nhuyễn.
- Các loại đậu xay nhuyễn: đậu đen, đậu xanh, đậu tằm, đậu đen, đậu lăng...
- Sữa chua không đường.
Liều lượng như sau:
- 1 muỗng cà phê trái cây, tăng dần đến 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.
- 1 muỗng cà phê rau, dần dần tăng lên 1/4 đến 1/2 chén trong 2-3 lần.
- 3-9 muỗng canh ngũ cốc, cho bé ăn từ 2-3 lần.
Mẹ lưu ý: Sau khi cho bé thử một món mới, nên tạm dừng và đợi 2-3 ngày để biết được bé có hợp hay bị dị ứng với món đó không. Nếu có thể mẹ hãy viết nhật kí thực phẩm cho con để theo dõi, nhất là nếu trong trường hợp gia đình có tiền sử dị ứng thực phẩm.
3. Giai đoạn 8-10 tháng tuổi
Ăn bằng tay giúp bé có cảm quan tốt hơn với đồ ăn (Ảnh minh họa).
Bé đã sẵn sàng ăn bốc, dùng tay để cầm nắm thức ăn. Biểu hiện là bé thích dùng tay bốc thức ăn, bé có thể chuyển các đồ vật từ tay này sang tay khác, muốn bỏ mọi thứ vào miệng và chuyển động hàm khi nhai.
Thực đơn bao gồm:
- Sữa mẹ hoặc sữa bột.
- Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai.
- Trái cây và rau quả: chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang.
- Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn như bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O.
- Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm gồm trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen.
- Các loại ngũ cốc giàu chất sắt như gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp.
Liều lượng mỗi ngày cho bé:
- 1/4 đến 1/3 chén bơ sữa.
- 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc bổ sung chất sắt.
- 3/4 đến 1 chén trái cây.
- 3/4 đến 1 chén rau.
- 3-4 thìa thức ăn giàu đạm..
5. Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, bé đã có thể nuốt thức ăn dễ dàng hơn (Ảnh minh họa).
Trong giai đoạn này, bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn, bé mọc răng và không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi. Mẹ có thể lên thực đơn cho bé như sau:
- Sữa mẹ hoặc sữa bột.
- Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai.
- Các loại ngũ cốc giàu sắt.
- Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
- Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ.
- Các món ăn kết hợp như mì ống và phô mai, thịt hầm.
- Thực phẩm giàu chất đạm như thịt gà, bò, cá.
Liều lượng ăn mỗi ngày như sau:
- 1/3 chén bơ sữa.
- 1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc giàu sắt.
- 3/4 đến 1 chén trái cây.
- 1/8 đến 1/4 chén thức ăn kết hợp.
- 3-4 thìa thức ăn giàu đạm.
Những lưu ý trong việc lên thực đơn cho bé:
- Không cho bé dùng sữa bò, mật ong cho đến sau 1 tuổi.
- Không cho bé ăn thức ăn đã qua chế biến, đồ ăn sẵn với hàm lượng đường, muối cao.
- Ưu tiên thực phẩm ít béo và nhiều chất xơ.
- Không cho bé uống đồ uống có caffein gây ức chế khả năng hấp thụ chất sắt.
- Bé chỉ nên dùng 1g muối mỗi ngày cho đến 1 tuổi.
- Không nên cho thêm muối vào thức ăn của bé.
Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/me-khoi-vat-oc-suy-nghi-vi-da-co-ngay-khung-thuc-don-hap-dan-va-du-chat-danh-cho-be-duoi-1-tuoi-20190521213033763.chn