Cha mẹ dành quá nhiều thời gian chơi điện thoại khiến con gặp phải hậu quả gì?
ảnh minh họa
Các nhà tâm lý học cho biết, việc cha mẹ dành quá nhiều thời gian chơi điện thoại thay vì tập trung vào chuyện nuôi dạy con cái gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển bình thường của một đứa trẻ. Dưới đây là 5 tác hại mà trẻ phải chịu cũng như là 5 lý do cha mẹ nên dành ít thời gian hơn cho điện thoại.
1. Trẻ em gặp vấn đề về sự phát triển xã hội
Thiếu sự quan tâm của cha mẹ không chỉ khiến trẻ thiếu chủ động và hay ủ rũ, mà thực sự có thể làm hỏng sự phát triển não bộ của chúng. Các nhà nghiên cứu từ Đại học California phát hiện ra rằng việc các bà mẹ dành ít thời gian chăm sóc con cái có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ và đó là một lý do cho sự rối loạn cảm xúc ở trẻ.
Ngay cả những điều nhỏ nhặt như nhắn tin có thể có tác động tiêu cực trong thời gian dài. Trẻ em cần một môi trường ổn định để đảm bảo sự phát triển trí não của chúng. Việc thiếu sự chăm sóc của mẹ có thể làm tăng nguy cơ gián đoạn sự phát triển đó và gây ra các vấn đề tâm lý như trầm cảm, hành vi nguy hiểm và lạm dụng chất gây nghiện.
2. Trẻ em trở nên giận dữ và có hành vi sai trái
Các nhà tâm lý học nói rằng cha mẹ nên thiết lập ranh giới sử dụng điện thoại thông minh không chỉ cho con cái mà còn cho chính bản thân mình. Các nhà tâm lý cho biết, trẻ em cảm thấy rất buồn, điên, giận dữ và cô đơn khi cha mẹ chơi điện thoại thay vì chơi với chúng. Một số trẻ có thể bắt đầu hành động hiếu chiến như làm hỏng điện thoại của mẹ để nhầm gây sự chú ý.
Sự thiếu quan tâm khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi và không thú vị để được yêu thương. Điều đó hủy hoại lòng tự trọng của trẻ và là nguyên nhân gây ra các vấn đề về hành vi. Điều này cũng làm xấu đi chất lượng nuôi dạy con cái và làm giảm đi nhu cầu của trẻ, gây ra những căng thẳng không cần thiết ở trẻ.
3. Trẻ em không xem cha mẹ là hình mẫu tốt
Đối với nhiều người, đi đâu đó một phút mà không kiểm tra điện thoại giống như là cực hình. Các nhà nghiên cứu đã quan sát gia đình tại các nhà hàng thức ăn nhanh và phát hiện ra rằng khoảng 70% trong số họ sử dụng điện thoại trong suốt bữa ăn. Một số thành viên gia đình thậm chí đã rút điện thoại ra ngay khi họ ngồi vào bàn. Bằng cách này, cha mẹ đã không cho con cái cơ hội để tham gia giao tiếp và được học cách cư xử.
Trẻ em bắt chước hành vi của cha mẹ và có được các kỹ năng xã hội thông qua giao tiếp. Trẻ học cách trò chuyện, thể hiện tình yêu và sự quan tâm đến người khác. Nếu cha mẹ không làm hình mẫu cho chúng, trẻ sẽ bị bỏ lỡ những kỹ năng quan trọng này và có thể gặp vấn đề trong việc xây dựng sự gắn kết cảm xúc đối với người khác trong cuộc sống sau này.
4. Trẻ em bị tổn thương vì phải giành sự chú ý của cha mẹ
Cho dù thế nào đi chăng nữa, cha mẹ vẫn yêu thương và coi trọng con cái, thế nhưng việc cha mẹ lạm dụng chơi điện thoại thông minh sẽ khiến trẻ cảm thấy chúng không đủ quan trọng và điều đó khiến chúng phát điên vì phải tranh giành sự chú ý của cha mẹ. Trẻ em nói rằng, việc lướt điện thoại trong một cuộc trò chuyện là một trong những thói quen tồi tệ nhất của cha mẹ. 56% thậm chí cho rằng chúng đã giấu điện thoại di động của cha mẹ nếu có cơ hội!
Trẻ em cần sự quan tâm của cha mẹ để cảm thấy an toàn và tự tin. Điều đó góp phần vào sự phát triển cảm xúc của chúng và giúp chúng dễ dàng tương tác với người khác hơn. Khi trẻ cảm thấy được cha mẹ yêu thương và coi trọng, trẻ hiểu giá trị bản thân và biết rằng chúng xứng đáng với điều tốt nhất. Trẻ biết rằng chúng đã đủ tốt và không cần làm gì để chứng minh điều đó.
5. Trẻ em trở nên thụ động và sống tách biệt
Mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái rất mạnh mẽ nhưng dễ bị tổn thương. Để chứng minh điều đó, các nhà nghiên cứu đã đánh giá hành vi của trẻ sơ sinh từ 7 đến 24 tháng tuổi khi mẹ chúng ngừng chơi với chúng và chuyển sự chú ý sang điện thoại. phản ứng cảm xúc của các bé này gây ngạc nhiên.
Những đứa trẻ này có biểu hiện đau khổ và không thích khám phá môi trường xung quanh khi người mẹ đang sử dụng điện thoại. Những hậu quả tiêu cực xuất hiện: người mẹ sử dụng điện thoại càng lâu, đứa trẻ càng trở nên thụ động và không quan tâm với mọi thứ xung quanh. Ngay cả khi người mẹ sẵn sàng chơi lại với con, trẻ vẫn không giao tiếp nhiều như trước.
Trẻ em luôn khao khát tình yêu thương và sự chú ý của cha mẹ. Dĩ nhiên, đó là "trách nhiệm" của cha mẹ phải trao gửi đến con. Chúng ta có thể trả lời một cuộc gọi khẩn cấp nhưng trong hầu hết các trường hợp, cha mẹ nên cất điện thoại đi và dành thời gian ở bên con nhiều hơn. Nó không chỉ mang lại niềm vui cho mình và các con mà còn góp phần phát triển mặt cảm xúc cho trẻ. Đó chính là một điều quan trọng để giúp con trở thành một người hạnh phúc và tự lập.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2678716