Cha mẹ có điều kiện nên làm gì để con không ỷ lại?
ảnh minh họa
Với những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có điều kiện, việc dạy dỗ, của cha mẹ ắt hẳn sẽ có phần khó hơn bình thường. Vậy chúng ta sẽ nên phải làm gì?
1. Không tạo cho trẻ thói quen ỷ lại vào
Cha mẹ cần có sự hiểu biết rõ ràng về điểm mạnh, điểm yếu của con. Chủ động dựa vào đó để dạy con có cách nhìn vô tư, khách quan, vượt ra ngoài “cái tôi” bản ngã của mình, hướng dẫn con hiểu chính xác, khách quan và đánh giá đúng ưu thế cũng như khiếm khuyết của bản thân, tự đặt ra mục tiêu phấn đấu cá nhân. Với tinh thần thực sự cầu thị, cần tránh cách nhìn nhận chủ quan phiến diện để xác định đúng chỗ đứng thích hợp của mình trong gia đình và xã hội.
Dạy con phải biết đặt mình giữa những người cùng trang lứa, cùng công việc để so sánh và tìm hiểu khả năng của mình một cách chính xác. Biết lắng nghe những ý kiến, nhận xét, đ.ánh giá của mọi người trong quá trình giao lưu, tiếp xúc để hiểu đúng hơn về chính mình.
Không được ỷ lại vào điều kiện hay những mối quan hệ quen biết của gia đình mà phải tự mình chứng tỏ cho người khác biết năng lực của mình, tự khẳng đĩnh bản thân để được mọi người công nhận.
2. Dạy cho trẻ yêu quý lao động và thành quả chính mình tạo ra
Những đứa trẻ khác nỗ lực một thì với những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình giàu có, có sẵn nền tảng về kinh tế phải nỗ lực gấp 5, gấp 10. Vì cơ bản gia đình có điều kiện tuy rất thuận lợi cho trẻ trong học tập và sinh hoạt nhưng dễ gây cho người khác hiểu lầm về sức phấn đấu của con.
Tập cho trẻ trực tiếp làm những việc vừa sức, có được cơ hội trải nghiệm để biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và mọi người. Giúp trẻ nhận ra rằng thành công phải đi liền với sự cố gắng, không có điều gì là dễ dàng có được cả, càng không vì ba mẹ dư dã mà ỷ lại, lười biếng, hưởng thụ hay sinh ra tự cao tự mãn.
3. Dạy con biết cách vượt qua được cám dỗ
Độ tuổi nào, tầng lớp nào cũng sẽ có cám dỗ của độ tuổi và tầng lớp đó. Những bậc cha mẹ thường hay chu cấp tiền bạc hay trang bị một cuộc sống “thừa thãi” về vật chất cho con có khi không nhận thấy rằng con mình lại đang rất thiếu thốn về tinh thần đúng nghĩa.
Khi trẻ thiếu đi những cử chỉ ân cần từ phía cha mẹ, thiếu những câu hỏi han, chia sẻ chân thành, những bữa cơm gia đình ấm áp, những buổi sinh hoạt thân mật giữa các thành viên trong nhà... trẻ sẽ bị cô đơn ngay trong chính mái ấm của mình.
Điều đó sẽ dẫn đến việc trẻ sẽ giao lưu với bạn bè bên ngoài để lấp đầy đi khoảng thời gian trống đó, nhưng đâu ai liệu được rằng những người bạn đó là tốt hay xấu cho con bạn? Vì vậy, việc nhận được sự quan tâm của cha mẹ, trẻ sẽ thấy giá trị của mình. Như vậy, dù gia đình có hoàn cảnh ra sao, các bậc cha mẹ cũng cần tìm cách thấu hiểu những khoảng trống trong tâm hồn con và đồng hành với chúng để bù đắp, lấp đầy.
Những trẻ được trang bị một cuộc sống “thừa thãi” về vật chất nhưng thiếu thốn về tinh thần dễ cảm thấy cô đơn.
Cha mẹ cần dành thời gian ở bên cạnh và giúp con nhận thức được hậu quả khi không thắng nổi cám dỗ và tránh những tình huống phải đối mặt với cám dỗ. Cám dỗ vật chất khiến ta có thể đ.ánh mất mình, mất đi sự trung thực, ngay thẳng. Khuyên con chọn bạn mà chơi bởi vì khi bạn thân sống hướng đến điều chân thật, điều trong sạch, điều tốt đẹp thì con cũng được ảnh hưởng từ những suy nghĩ, cách sống tốt đẹp ấy.
Đã đến lúc khoảng cách giàu nghèo trở thành cuộc chiến thay đổi tư duy của mọi người. Cha mẹ đừng nên quá nuông chiều để trẻ quen với nếp “được đằng chân lân đằng đầu”. Nghiêm khắc và có thái độ sống đúng mực của cha mẹ chính là cách giáo dục con hữu hiệu nhất trong những gia đình giàu có.
Article sourced from XALUAN.
Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2536690