Nụ hôn, lời cầu nguyện, một quyết định vào phút chót...những phút cuối cùng trong đời của các nạn nhân máy bay rơi đã diễn ra như thế nào.
AP đăng tải câu chuyện về các nạn nhân máy bay rơi
Ngày 16/7/2014
Chính tình yêu và một khởi đầu mới đã lôi kéo Willem Grootscholten lên chiếc máy bay định mệnh. Cựu binh lực lưỡng, 53 tuổi, đã ly hôn, ở Hà Lan, đã bán ngôi nhà của mình và chuyển tới Bali để xây dựng một cuộc sống mới với người yêu Christine, chủ một nhà trọ.
Willem tình cờ gặp Christine trong một chuyến đi tới đảo Bali, Indonesia hồi năm ngoái.
Christine sau khi nghe tin dữ
Christine, từng nghe một người bạn nói có một người ngã từ trên vách đá xuống và bị tổn thương ở lưng. Cô nói với bạn đưa người đàn ông đó tới một thầy lang địa phương mà cô biết. Ngày hôm sau, Grootscholten gọi điện cho Christine để cảm ơn cô.
Hai người hiểu nhau qua những ly cà phê. Grootscholten đã quay lại Hà Lan, nơi ông làm bảo vệ tại một cửa hàng bán cà phê. Tuy nhiên, hai người vẫn giữ liên lạc qua mạng và tình cảm đã nảy nở. Vào đêm giao thừa, Grootscholten tạo ngạc nhiên cho bạn gái bằng cách xuất hiện trước cửa nhà của Christine. Grootscholten ở lại đây ba tuần.
Chồng cũ của Christines đã qua đời cách đây 6 năm và hai con của cô là Dustin, 14 tuổi, Stephanie, 8 tuổi đã mau chóng có tình cảm với Grootscholten, và gọi người này là cha.
Cả bốn người luôn duy trì liên lạc qua mạng. Gần như mỗi ngày, họ cùng nhau ăn qua Skype bằng cách đặt iPad lên bàn trong bữa tối ở nhà Christine và bữa trưa ở nhà Grootscholten.
Hồi tháng 5, Grootscholten quay lại Bali để mừng sinh nhật Christine và nói ông muốn dành phần đời còn lại bên cô. Christine lái xe đưa Grootscholten ra sân bay và hôn tạm biệt.
Đó là nụ hôn cuối cùng của hai người.
Với Rob Ayley, 29 tuổi, người New Zealand, chuyến bay MH17 đánh dấu kết thúc chuyến du lịch châu Âu dài cả tháng và khởi đầu của một công việc mới.
Cuộc sống không phải luôn dễ dàng với Ayley. Được chẩn đoán mắc hội chứng Asperger ngay từ khi niên thiếu, Ayley phải vật lộn để hiểu cảm xúc của người khác. Năm 16 tuổi, Ayley bỏ học và nhảy việc liên tục, làm ở cửa hàng thức ăn nhanh, làm vườn tới làm pho mai. Ayley đi từ nỗi ám ảnh này sang nỗi ám ảnh khác, từ ô tô tới đánh trống và thậm chí là tới giống chó Rottweilers, sau khi cha mẹ mua cho cậu một con chó.
Trong chặng đường đó, Ayley yêu một phụ nữ tên là Sharlen. Họ kết hôn và có với nhau hai con trai là Seth và Taylor. Lên chức bố đã làm Ayley thay đổi, và người này quyết định phải nuôi sống gia đình. Ayley ghi danh ở trường học để theo khóa kỹ sư hóa học và quyết định kiếm tiền từ chú chó Rottweiler bằng cách trở thành người gây giống súc vật.
Giấc mơ đã thúc dục Ayley đặt một chuyến đi tới châu Âu cùng với người bạn Bill Patterson - chủ một cửa hiệu gây giống chó. Mục tiêu của Ayley là nhắm vào loại chó Rottweiler và đưa giống chó này tới New Zealand.
Đôi bạn dành cả tháng để lái xe khắp châu Âu, xem cũi chó và gặp gỡ với chủ những con chó Rottweiler. Tuy nhiên, cũng đã tới lúc phải về nhà. Tối 16/7, Ayley gửi cho mẹ một lá thư điện tử.
"Đó là một hành trình dài, rất dài. Bọn con đã thấy những chú chó Rottweilers tuyệt nhất thế giới, đã thiết lập liên lạc và kết bạn với nhiều người, song giờ con đã sẵn sàng về nhà. Con hy vọng cả nhà khỏe, con sẽ gặp mẹ vào thứ bảy. Yêu mẹ. Rob".
Tiếp viên hàng không Sanjid Singh đang mong ngóng được về nhà. Lịch bay của Singh không phải là chuyến MH17 song ôn muốn về Malaysia sớm một ngày để thăm cha mẹ đang ở Penang. Vì thế, Singh đề nghị đồng nghiệp đổi ca.
Bố của Singh cầm ảnh của con trai
Chỉ 5 tháng trước đó, lần đổi ca vào phút cuối đã cứu gia đình của Singh. Vợ Singh, cũng là một tiếp viên hàng không, cũng đổi ca với một đồng nghiệp muốn làm trên chuyến MH370. Chiếc máy bay mang số hiệu MH370 trên đường tới Bắc Kinh cũng biến mất không dấu tích.
Cha mẹ của Singh sợ hãi khi hai vợ chồng con vẫn tiếp tục bay. Tuy nhiên, Singh rất thực tế. "Nếu số con phải chết, con sẽ chết. Bố mẹ phải chấp nhận điều đó".
Hôm 16/7, Singh gọi điện cho mẹ và thông báo với bà tin tốt, con có thể bay trên chuyến MH17 và sẽ có mặt ở Penang vào ngày 19/7. Hãy bảo trọng, Singh nói với mẹ.
Sau khi ngắt máy, mẹ Singh nói, bà đã cầu nguyện cho con trai như mọi khi vẫn làm.
Ngày định mệnh 17/7/2014
Thứ năm 17/7 là một ngày nắng ấm ở Amsterdam.
Trước khi rời nhà để tới sân bay Schiphol, Grootscholten gọi điện cho Christine và các con lần cuối qua Skype. Grootscholten rất phấn khích và bắt đầu nhảy múa. "Bố sắp bay đến với các con. Chúng ta sẽ đoàn tụ mãi mãi".
Trong khi đó, Ayley đang phải đấu tranh. Patterson - đối tác kinh doanh của cầu, đã bay đi từ hôm 16/7 vì thế cậu phải tự mình tới sân bay, mọi việc diễn ra không suôn xẻ. "Lỡ xe buýt sân bay", Ayley thông báo cho vợ trên Facebook. "Đang chờ chuyến tiếp theo".
Trở lại Malaysia, cha mẹ Singh đang mong mỏi đứa con trai làm tiếp viên hàng không tới. Mẹ Singh đã chuẩn bị cho con món ăn ưa thích - tôm cay, cà ry cua, lợn quay và rau.
Các hành khách tập trung ở cửa G3.
Singh và các đồng nghiệp hoàn tất việc chuẩn bị. Thông báo cuối cùng đã vang lên. Đã tới giờ lên máy bay.
Grootscholten đã thay ảnh trên Facebook sang ảnh tháp kiểm soát không lưu của sân bay Schiphol.
Ngồi sau Grootscholten, Ayley đã yên vị trên chỗ của mình. Bất chấp trở ngại, Ayley đã lên máy bay.
Chuyến bay MH17 cất cánh lúc 12:15 và bay khoảng 11h45.Máy bay đã bay được 2h
Các thi thể bắt đầu rơi. Điện thoại bắt đầu rung chuông. Cảnh hỗn loạn bùng nổ, những trái tim tan vỡ.
Tại New Zealand, gia đình Ayley điên cuồng nhắn tin cho con trai, hy vọng lá thư báo lỡ chuyến xe ra sân bay đồng nghĩa với việc Ayley cũng lỡ chuyến bay.
Tại Bali, Christine cầu nguyện. "Hy vọng anh sẽ ổn. Ôi Chúa ơi, xin người. Con cầu xin người"...Christine viết trên Facebook.
Tại Malaysia, những món ăn Singh yêu thích vẫn còn trong tủ lạnh. Mẹ của nam tiếp viên hàng không này không thể chịu được khi thấy các món đã chuẩn bị cho con trai. "Đổi chuyển đã cứu con dâu tôi và giờ con trai tôi lại cứu mạng một người khác".