Cẩn thận: những món đồ dùng hàng ngày trong nhà có thể gây ung thư
Bát sứ giả kém chất lượng
Bát giả sứ được rất nhiều gia đình lựa chọn bởi nó có giá thành hợp lý, lại rất nhẹ nhàng khi sử dụng.
Tuy nhiên, thành phần chính của đồ sứ giả làm từ nhựa melamine chỉ chịu được nhiệt độ dao động 0-120 độ C.
Nếu được dùng để đựng thực phẩm ở nhiệt độ quá cao thì một phần nhựa melamine sẽ bị phân hủy và tạo thành nhiều chất có hại như formaldehyde - một chất gây ung thư.
Rèm cửa, thảm trải sàn
Rèm cửa, thảm... là những món đồ vật ít khi được vệ sinh nhất trong nhà. Nhưng bạn có biết, cadmium và các sản phẩm phụ khác của khói thuốc lá có thể len lỏi và trú ngụ rất lâu trên các bề mặt mềm như rèm cửa, thảm…
Theo tờ The Healthy, cadmium là kim loại nặng độc hại thường được sử dụng trong các loại pin, cũng là chất độc hại tồn tại trong thuốc lá, có thể gây ung thư cho người. Ngay cả khi trong nhà đã hết sạch mùi khói thuốc thì nguy cơ mắc ung thư vẫn còn.
Đèn ngủ
Đèn ngủ là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi phòng ngủ, đa phần ai cũng dùng vì chứng sợ bóng tối khi ngủ, bật lên sẽ tạo cảm giác an tâm và dễ ngủ hơn. Dù rằng ánh sáng đèn ngủ sẽ hỗ trợ bạn dễ di chuyển trong bóng tối và giúp căn phòng trở nên đẹp hơn, nhưng nó cũng là tác nhân gây bệnh tiềm ẩn không nhiều người biết.
Cụ thể, ánh sáng phát ra từ đèn ngủ là một loại ánh sáng nhân tạo, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc não bộ và can thiệp vào sự sản sinh melatonin - một loại hormone quan trọng với hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị viêm nhiễm. Điều này đồng nghĩa nếu melatonin tiết ra quá ít sẽ làm cơ thể dễ đau ốm và tăng nguy cơ mắc ung thư.
Theo một khảo sát với hơn 450 nghìn người được công bố trên tạp chí Cancer (Mỹ), bật đèn quá sáng khi ngủ sẽ tăng 55% nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Với phụ nữ nói riêng thì việc này cũng làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô nhú và ung thư vú lên 14%.
Để bảo vệ sức khỏe thì tốt nhất là hãy tắt hết đèn điện khi ngủ, điều này sẽ giúp não bộ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Nếu bạn sợ bóng tối thì có thể dùng đèn ngủ, nhưng cần để ở mức sáng yếu nhất và cách càng xa giường ngủ càng tốt.
Dưới công nghệ sản xuất thời nay thì nến thơm thường bị cho thêm paraffin - một chất khi đốt lên có thể giải phóng muội than hệt như khói từ động cơ xe ô tô, hít phải quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet
Các loại chảo chống dính
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã dán nhãn gây ung thư cho axit perfluorooctanoic (PFOA) - một chất có trên các dụng cụ nấu chống dính.
Khi những dụng cụ này bị nấu ở nhiệt độ cao, khói độc được tạo ra bao gồm cả khí florua, nó bay hơi vào không khí và có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Nến thơm và các loại dung dịch xịt phòng
Nhiều gia đình thường có thói quen sử dụng nến thơm, xịt khử mùi để giúp cho phòng ngủ thêm thơm tho và lãng mạn hơn. Thế nhưng theo Alana Biggers - giáo sư tại Đại học Illinois (Mỹ) kiêm chuyên gia y tế tại chuyên trang sức khỏe Heatlhline, dưới công nghệ sản xuất thời nay thì nến thơm thường bị cho thêm paraffin - một chất khi đốt lên có thể giải phóng muội than hệt như khói từ động cơ xe ô tô, hít phải quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Giáo sư Alana cũng cho biết, một số loại nến thơm còn có thể giải phóng các chất hữu cơ dễ bay hơi như formaldehyde làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Chưa kể vào tháng 8/2015, một nghiên cứu của Trung tâm Nguy cơ Bức xạ, Hóa chất và Môi trường (Anh) đã chứng minh rằng, các loại xịt phòng cũng có thể chứa formaldehyde gây hại cho phổi và tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư vòm họng nếu hít phải quá nhiều.
Nhìn chung, bạn nên tích cực vệ sinh phòng và mở cửa sổ để thay đổi không khí thay vì lệ thuộc vào các sản phẩm tạo mùi. Nếu muốn sử dụng, hãy nhớ hạn chế đốt nến thơm quá 3 tiếng và thay thế bằng tinh dầu sẽ tốt hơn. Đối với chai xịt phòng thì không xịt trước khi ngủ, tốt nhất là dùng vào buổi sáng hoặc trước lúc có việc phải ra ngoài và không ở trong phòng.
Thớt gỗ, đũa gỗ
Sau thời gian dài sử dụng, thớt gỗ sẽ bị mòn, nứt vì vậy sẽ vô tình lưu trữ lại một phần nhỏ thực phẩm trong quá trình thái mà mắt thường ít khi nhận ra được.
Bên cạnh đó, đũa gỗ đã cũ sau thời gian dài sử dụng cũng sẽ chứa vi khuẩn không thể tiêu diệt qua việc cọ rửa.
Đáng nói, nếu 2 món đồ này được bảo quản trong môi trường ẩm ướt thì các vi khuẩn như E. coli hay nấm mốc aflatoxin sẽ dễ sinh sôi và phát triển, gây tổn thương gan, thậm chí gây ung thư gan.
Nệm cũ
Nhiều gia đình có thói quen tiết kiệm thường dùng liên tục một chiếc nệm mãi không thay, có khi hơn 10 năm vì chỉ cần không bị hỏng là được. Thế nhưng theo tiến sĩ John D. Ramirez tại Viện Khoa học chỉnh hình Florida (Mỹ), trong nệm cũ hay tồn đọng tế bào chết từ da chúng ta hoặc bụi bẩn có thể gây dị ứng da và hen suyễn.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, nệm cũ còn giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) gây hại cho con người. Một số VOC nguy hiểm phải kể đến benzen, acetaldehyde và formaldehyde... có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Đối với cơ thể trẻ nhỏ thì việc hít phải VOC sẽ còn gây hại hơn.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế tiểu bang Washington (Mỹ) cũng cảnh báo một số loại nệm cũ có chứa nhiều chất chống cháy ete diphenyl polybrominated (PBDEs) để phòng ngừa cháy nổ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nếu hít phải chất này có thể làm tổn thương đến não, gây bệnh tuyến giáp và giảm kar năng sinh sản.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, nệm cũ còn giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) gây hại cho con người. Ảnh minh họa: Internet
TV và máy tính trong phòng ngủ
Hàng đêm, nhiều người có thói quen xem TV và chơi máy tính trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa TV và máy tính gần đầu giường, nó sẽ khiến mọi người ở trong môi trường "trường điện từ tần số cực thấp" trong một thời gian dài. Từ đó, gây ra bệnh bạch cầu hoặc ung thư tuyến giáp.
Các sản phẩm mỹ thuật
Nếu bạn thích thực hiện các tác phẩm nghệ thuật như vẽ tranh, vẽ áo… có thể bạn sẽ phải tiếp xúc với sơn acrylic, epoxy và xi măng, cao su, keo… đây đều là những thành phần có thể gây ung thư.
Đồ bảo dưỡng ô tô
Những vật dụng giúp bảo dưỡng ô tô như dầu, chất chống đông, chất tẩy rửa và một số dụng cụ khác. Chúng đều có khả năng gây ung thư và thậm chí là dẫn tới tử vong. Vì vậy, hãy ném chúng ra thùng rác càng nhanh càng tốt và bảo dưỡng ô tô tại các trung tâm uy tín.
Sơn hoặc véc-ni
VOC là hợp chất phổ biến trong các loại sơn, có thể thải khí độc vào không khí ở những khu vực được sơn. Nhiều người nghi ngờ rằng các chất này có thể gây ung thư. Nếu muốn tân trang cho các đồ dùng trong nhà hãy chọn loại sơn không chứa VOC.
Thùng nhựa
Nhiều hộp nhựa, chai nhựa được các gia đình dùng để lưu trữ thức ăn có chứa BPA, một hợp chất làm phát triển bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt, bạn không nên để các đồ nhựa vào lò vi sóng vì chất độc có thể thẩm thấu vào thức ăn của bạn.
Phấn rôm
Một trong những sản phẩm gây ung thư trong nhà là phấn rôm. Nó tiềm ẩn nguy cơ ung thư rất cao. Ngoài ra, nó còn gây bệnh về đường hô hấp ở trẻ khi sử dụng liên tục.
Tủ lạnh cũ
Chất ung thư PCB có thể sẽ xuất hiện ở các loại đồ gia dụng cũ, các thiết bị chiếu sáng cũ và các loại máy biến áp. Mặc dù tại Mỹ, PCB đã không còn được sản xuất nữa, nhưng tại các nước đang phát triển như Việt Nam, PCB vẫn đang được sản xuất và sử dụng. Trong số toàn bộ lượng PCB được sản xuất ra, khoảng hơn 70% số PCB vẫn tồn tại trong môi trường. PCB cũng có thể xuất hiện trong các loại thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày. Để giảm nguy cơ phơi nhiễm, hãy vứt bỏ các loại đồ gia dụng hoặc thiết bị chiếu sáng cũ.
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/nhung-mon-do-dung-hang-ngay-trong-nha-co-the-gay-ung-thu-khong-phai-ai-cung-biet-c131a487932.html