Bụi bẩn trong nhà chứa hơn 9000 loại vi khuẩn, nấm mốc

15:38' 21-03-2018
Một nghiên cứu mới cho biết bụi bẩn trong nhà của có chứa trung bình 9.000 loại vi khuẩn khác nhau, một số vi khuẩn có thể gây hại.


Bụi bẩn trong nhà chứa hơn 9000 loại vi khuẩn, nấm mốc khác nhau

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Colorado đã phân tích bụi thu được từ 1.200 hộ gia đình ở Hoa Kỳ. Họ phát hiện ra rằng có đến hơn 9000 loài và nấm mốc khác nhau có trong bụi, các loài vi khuẩn và nấm có sự khác nhau giữa những ngôi nhà.

Tiến sĩ Noah Fierer, giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa, cho biết nghiên cứu này là một phần của một chương trình mang tên "Động vật hoang dã trong nhà của chúng ta". Các tình nguyện viên từ 1.200 căn nhà trên khắp Hoa Kỳ đã gửi mẫu cho các nhà nghiên cứu. Theo các nhà nghiên cứu, họ đã lấy mẫu bụi trên cửa ra vào, một trong những vị trí thường bị bỏ qua trong quá trình làm vệ sinh.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trung bình một hộ gia đình có chứa hơn 2000 loại nấm khác nhau. Chúng bao gồm các loại được biết đến như Aspergillus, Penicillium, Alternaria và Fusarium. Tuy nhiên, thành phần chính xác của hệ sinh thái nấm phụ thuộc vào vị trí của ngôi nhà.

Họ cũng tìm thấy trung bình 7.000 vi khuẩn khác nhau trên mỗi hộ gia đình. Một số ví dụ như Staphylococcus và Streptococcus, thường liên quan đến da người. Tuy nhiên, các vi khuẩn khác như Bacteroides và Faecalibacterium có liên quan đến phân. Các vật nuôi cũng góp phần khiến ngôi nhà của bạn có thêm gi khuẩn. được thêm vào quần thể vi khuẩn.

Tiến sĩ Noah Fierer, cho biết những phát hiện này có thể hữu ích không chỉ cho nước Mỹ mà còn cho các vùng khác trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu cho biết một số loại vi khuẩn được tìm thấy có thể gây ra bệnh tật và nhưng hầu hết có thể là vô hại và một số có thể có lợi.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Cultural Perspectives Vùng: Redfern. Phone: 0431 646 710
Xem thêm

Article sourced from XALUAN.

Original source can be found here: http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2110350