Biểu hiện điển hình của bệnh suy thận

19:00' 20-01-2020
Nhiều người thường không quá để tâm đến sức khỏe của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, đặc biệt là vùng thận. Nhưng đây lại là cơ quan chịu trách nhiệm lọc thải chất độc trong cơ thể ra ngoài thông qua niệu đạo (ống truyền từ bàng quang ra ngoài).

Với những người có tiền sử mắc bệnh thận, nếu bỏ bê việc điều trị thì nguy cơ cao nó có thể biến chuyển thành suy thận. Suy thận là một trong những căn bệnh rất nghiêm trọng ở vùng thận, bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng làm việc của thận.

Do đó, nếu gặp phải 1 trong 4 biểu hiện điển hình của bệnh suy thận sau đây, bạn nên nhanh chóng đi khám ngay để kịp thời điều trị bệnh từ sớm.

Cơ thể sưng phù

Nếu chức năng làm việc của vùng thận không ổn định, cơ thể của bạn sẽ không chuyển hóa nước được và làm tồn đọng độc tố tích tụ lại. Chính điều này sẽ dần gây rối loạn quá trình bài tiết hormone thận.

Lúc này, thận sẽ dần tích nước và natri, dẫn đến tình trạng phù nề ở người bệnh. Vậy nên, khi thấy khuôn mặt hay chân tay của bạn đột nhiên sưng phù bất thường vào buổi sáng và tình trạng này kéo dài quá lâu thì bạn nên đi khám ngay.

Tiểu tiện ra nhiều bọt

Do chức năng chính của thận là tạo ra nước tiểu nên khi chức năng thận suy yếu, nước tiểu sẽ xuất hiện nhiều bọt và nhu cầu đi tiểu cũng tăng cao hơn bình thường, nhất là vào ban đêm. Tình trạng tiểu tiện ra nhiều bọt nếu diễn ra quá thường xuyên và những bọt này không tan trong một thời gian dài thì đó có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh suy thận.

Tại thời điểm này, chức năng thận bị suy giảm đáng kể nên nó có thể gây dư thừa protein trong nước tiểu, làm bọt nổi lên. Hãy để ý đến dấu hiệu này và nhanh chóng đi khám để ngăn ngừa nguy cơ suy thận từ sớm.

Chán ăn

Người bị suy thận cũng thường hay gặp phải cảm giác chán ăn, ăn uống không ngon miệng. Nguyên nhân là do chức năng thận suy giảm nên ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất. Do đó, nếu bỗng thấy mình không còn hứng thú ăn uống gì nữa thì bạn nên cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh suy thận rất cao.

Tiểu buốt, tiểu rắt

Thông thường, khi nước tiểu đầy bàng quang (250 - 300ml) cũng là lúc bàng quang co bóp, mở cơ thắt cổ bàng quang để nước tiểu được phóng ra ngoài. Nếu bàng quang tổn thương, nhất là ở vùng cổ bàng quang thì nó sẽ rất dễ gây kích thích. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình đi tiểu rất nhiều lần những mỗi lần đi lại chỉ ra nhỏ giọt và thậm chí còn buốt rát thì đó không phải là hiện tượng bình thường chút nào.

Nếu chức năng thận bị suy giảm, lượng nước tiểu bài tiết sẽ giảm và thậm chí tình trạng vô niệu có thể xảy ra. Sau khi tăng cường uống nước mà vẫn không đủ nước tiểu bài tiết. Chúng ta phải cảnh giác với nguy cơ suy thận và có biện pháp điều trị kịp thời để duy trì sức khỏe thận.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Dr Daniel Mulino Vùng: Sunshine. Phone: (03) 9070 1974
Xem thêm

Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/nguy-co-suy-than-rat-cao-neu-co-the-cua-ban-xuat-hien-tu-1-den-4-trieu-chung-khac-la-20200118111357839.chn