Bí quyết giúp nàng nhẹ nhàng vượt qua cơn đau "ngày dâu"

10:00' 18-03-2022
Bạn có biết hơn một nửa phụ nữ bị đau mỗi khi đến ngày dâu. Những cơn đau có thể kéo dài 1-2 ngày, thường tập trung ở các vùng như bụng, lưng, đau đầu… khiến chị em luôn khó chịu dẫn đến tâm lý sợ hãi mỗi khi bà dì đến.

Vậy bạn có biết nguyên nhân vì sao những cơn đau này xuất hiện?

Trong kỳ kinh nguyệt, thành tử cung bắt đầu co bóp mạnh hơn để giúp niêm mạc tử cung bong ra. Khi thành tử cung co lại, nó sẽ nén các mạch máu lót trong tử cung của bạn. Điều này tạm thời cắt nguồn cung cấp máu - và cung cấp oxy - đến tử cung. Nếu không có oxy, các mô trong tử cung của bạn sẽ tiết ra các chất hóa học gây ra cơn đau. Trong khi cơ thể bạn giải phóng các hóa chất gây đau này, nó cũng sản xuất ra các hóa chất khác gọi là prostaglandin. Prostaglandin khuyến khích các cơ tử cung co bóp nhiều hơn, làm tăng mức độ đau hơn nữa. Một số phụ nữ bị tích tụ prostaglandin, có nghĩa là họ bị co thắt mạnh hơn. Điều này giải thích cho việc vì sao có nàng đau ít có nàng đau nhiều mỗi khi bà dì ghé thăm.

Tuy nhiên có rất nhiều cách để khắc phục cũng như ngăn chặn nó, Eva sẽ bật mí giúp bạn những bí quyết sau đây nhé!

1. Sử dụng túi chườm ấm

Chai nước ấm, túi chườm nóng hoặc miếng quấn nóng đặt lên bụng có thể giúp thư giãn cơ tử cung. Chính những cơ này gây ra chứng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt. Nhiệt độ cũng có thể thúc đẩy lưu thông trong bụng của bạn, hỗ trợ làm giảm đau.

2. Vận động nhẹ nhàng

Khi đến ngày dâu, bụng, xương chậu, hông và lưng rất dễ bị chuột rút. Do đó, nếu bạn vận động nhẹ nhàng hoặc thực hiện những động tác yoga sẽ giúp giảm hiện tượng này một cách hiệu quả. Ngoài ra, các triệu chứng cảm xúc của hội chứng tiền kinh nguyệt và kinh nguyệt cũng có thể được giảm bớt. Do đó, hãy chịu khó đứng dậy và vận động một tí bạn nhé!

3. Massage bụng bằng tinh dầu

Một số loại tinh dầu có thể giúp giảm đau bụng kinh khi được xoa bóp vùng bụng, đặc biệt là khi được sử dụng trong hỗn hợp các loại dầu như: Hoa oải hương, hoa hồng, lá kinh giới, quế, đinh hương. Trước khi sử dụng tinh dầu, bạn nên hoà chúng với dầu vận chuyển, chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu jojoba. Dầu vận chuyển hoạt động bằng cách “mang” tinh dầu vào da của bạn một cách an toàn và giúp lan tỏa dầu trên diện rộng.

Tuy nhiên, đây chỉ là những cách hỗ trợ giảm đau tạm thời tại thời điểm đó. Về lâu dài, bạn cần một cơ thể khỏe mạnh để mỗi khi ngày dâu đến, những cơn đau không còn xuất hiện. Vì khi cơ thể bạn thiếu sắt, rất dễ dẫn đến các tình trạng như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, da nhợt nhạt, xanh xao… thậm chí tim đập nhanh, khó thở… nếu ở mức thiếu nghiêm trọng. Sắt là thành phần quan trọng cấu tạo nên hemoglobin và góp phần giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu vì cơ thể không đủ chất sắt trong hệ thống tuần hoàn để các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy, nên bạn cần đặc biệt chú ý vấn đề này.

Bạn cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, bổ sung sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, cá hồi, bông cải xanh, các loại đậu... chính là giải pháp lâu dài và đơn giản nhất. Ngoài ra, để sắt được hấp thu một cách hiệu quả, bổ sung vitamin C cũng là điều bạn nên lưu ý. Một cốc nước cam hay chanh trong bữa ăn sẽ giúp đáng kể đấy. Đừng lo lắng nếu bạn quá bận rộn để cân đo đong đếm lượng thức ăn, cũng như ngại rằng dưỡng chất trong thực phẩm không giữ nguyên được qua quá trình chế biến, các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt sẽ là một giải pháp dành cho bạn. Bạn có thể chọn những loại viên sắt có kèm vitamin C để đạt hiệu quả hấp thu sắt tốt hơn nhé!

Ngày dâu không đáng sợ như bạn nghĩ. Là con gái, hãy lắng nghe cơ thể mình để luôn khỏe mạnh, tự tin và năng động dù bất kỳ hoàn cảnh nào!

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Shou Sumiyaki Vùng: Melbourne. Phone: 9663 0801
Xem thêm

ẩm thực đặc sắc của Nhật Bản, thịt bò wagyu thượng hạng


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: https://eva.vn/suc-khoe/vuot-qua-rao-can-ngay-dau-khong-kho-khi-ban-biet-nhung-bi-quyet-nay-c131a510619.html