Bí quyết chăm sóc trẻ chậm lớn vì táo bón

00:00' 23-07-2021
Trẻ bị táo bón lâu ngày thường có biểu hiện biếng ăn, dẫn đến thiếu chất và suy dinh dưỡng. Do đó, mẹ cần ưu tiên ngăn ngừa táo bón trước nếu không muốn con bị thấp còi, chậm lớn...

Táo bón là tình trạng phổ biến ở trẻ, chiếm đến 5% tỉ lệ thăm khám nhi khoa (theo Cẩm nang y khoa MSD Manual). Nếu để táo bón kéo dài, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, khiến con biếng ăn, không nạp đủ chất dinh dưỡng. Lâu ngày dễ dẫn đến chậm lớn, thấp còi...

Để giảm thiểu tình trạng trên, mẹ nên chủ động có giải pháp phòng ngừa táo bón cho trẻ. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón như chế độ dinh dưỡng, cách sinh hoạt…Tùy vào từng nguyên nhân mà mẹ lựa chọn giải pháp sao cho phù hợp. Dưới đây là 7 phương pháp phổ biến giúp mẹ ngăn chặn hiệu quả táo bón ở trẻ.

Cho trẻ uống nhiều nước

Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm sẽ giúp phân mềm hơn, tăng lượng phân, giúp hệ tiêu hóa ổn định, giảm táo bón hiệu quả. Theo số liệu từ Website bệnh viện Nhi Đồng, lượng nước lọc được khuyến cáo cho trẻ bổ sung hàng ngày là:

- 6 tháng đến 12 tháng tuổi: 125ml đến 250ml nước/ngày.

- 1 tuổi đến 3 tuổi: 250ml đến 750ml nước/ngày.

- 3 tuổi đến 5 tuổi: 750ml đến 1250ml nước/ngày.

Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng táo bón

Tập cho trẻ đi ngoài đúng giờ quy định

Nguyên nhân gây táo bón có thể do tâm lý hoặc thói quen của trẻ, như trẻ mải chơi không chịu đi ngoài hoặc ngại chỗ lạ… Do đó, mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ, lâu dần trẻ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện giúp con cứ đến giờ đó là muốn đi. Cách này sẽ giúp hệ tiêu hóa không bị dồn ứ, phân dễ dàng ra ngoài giúp trẻ hạn chế táo bón.

Massage vùng bụng cho trẻ

Massage cho trẻ mỗi ngày 5-10 phút hoặc trước khi đi ngoài sẽ giúp kích thích nhu động ruột, phân dễ ra ngoài hơn, giảm thiểu tình trạng gồng mình, rặn khó khăn. Mẹ massage bằng cách áp lòng bàn tay vào rốn và xoa bụng bé theo chiều từ rốn, qua phải, trên rốn sang bên trái, ngược chiều kim đồng hồ giúp bé thoải mái, cải thiện vấn đề tiêu hóa.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng tương thích với thể trạng của bé

Chế độ ăn thiếu rau, hoặc khẩu phần ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón ở trẻ. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ nên cho bé ăn vừa đủ theo chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng và nhu cầu của con.

Khẩu phần ăn vừa đủ với nhiều chất xơ sẽ giúp bé phòng ngừa táo bón hiệu quả

Bữa ăn nên có rau xanh (rau dền, rau mồng tơi…), hoa quả chín (đu đủ, cam...) vừa cung cấp chất xơ vừa giúp bổ sung vitamin, kích thích ăn uống ở trẻ. Nếu trẻ không thích ăn rau, mẹ có thể chia nhỏ số lượng hoặc chế biến theo nhiều cách khác nhau để thu hút con ăn ngon miệng hơn.

Tăng cường cho trẻ vận động phù hợp

Tùy vào độ tuổi của con mà mẹ nên khuyến khích các hoạt động vận động phù hợp. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ có thể khích lệ con bò hoặc đi thêm vài vòng. Đối với trẻ lớn, mẹ hạn chế cho trẻ ngồi yên một chỗ thời gian dài. Thay vào đó, mẹ hãy tạo môi trường cho trẻ chạy nhảy, hoạt động… vừa giúp tăng nhu động ruột để đi ngoài dễ dàng, vừa giúp tăng cường thể chất cho bé.

Bổ sung lợi khuẩn

Dù vấn đề gây táo bón cho trẻ là gì thì đường ruột của bé cũng là nơi bị ảnh hưởng, cụ thể là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do thiếu hụt lợi khuẩn, khiến táo bón kéo dài. Do đó, mẹ cần bổ sung lợi khuẩn thường xuyên cho trẻ để bù đắp lượng đã mất, giúp ổn định đường ruột bằng các thực phẩm như: sữa mát (loại sữa dành riêng cho trẻ táo bón), sữa chua, chuối, măng tây...

Thay đổi sữa cũng là một giải pháp giúp con giảm nhanh táo bón

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Shou Sumiyaki Vùng: Melbourne. Phone: 9663 0801
Xem thêm

ẩm thực đặc sắc của Nhật Bản, thịt bò wagyu thượng hạng


Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/con-cham-lon-vi-tao-bon-me-phai-lam-sao-20210720165814622.chn