Bí kíp cho cha mẹ có con hay trì hoãn, kém tập trung
Trong cuộc sống hằng ngày, bạn đã bao giờ bắt gặp cảnh tượng này chưa:
“Mẹ gọi con dậy bao nhiêu lần rồi? Con sắp muộn học rồi đấy.”
“Mau ăn đi con, nửa tiếng rồi mà con vẫn chưa ăn xong là như thế nào.”
“Con có ngừng chơi game không? Đã 1 tiếng rồi đấy, con có mau làm bài tập không.”
“Sao lúc nào làm bài cũng chẳng tập trung vậy con. Đã 1 tiếng trôi qua mà con chỉ viết được có mấy dòng như thế này thôi hả.”
Trên thực tế, khi bố mẹ càng thúc giục con mình làm điều gì đó, trẻ thường trì hoãn không muốn làm ngay. Chỉ vì chuyện này, không ít phụ huynh trở nên tức giận, rồi la mắng con cái không ngừng. Mặc dù nói đi nói lại nhiều lần nhưng đứa trẻ vẫn làm việc quá chậm chạp, hay trì hoãn và chẳng chịu tập trung khi học.
Thói quen trì hoãn như “kẻ trộm vô hình” đánh cắp thời gian của trẻ một cách thầm lặng. Khi trẻ trì hoãn trong mọi việc, điều này đương nhiên khiến bố mẹ trở nên rất bực bội. Họ sợ rằng, thói quen này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của con mình, thậm chí kéo thụt lùi khiến đứa trẻ thua kém bạn bè.
Khi một đứa trẻ mới sinh ra đời, phần lớn đều có IQ như nhau nhưng sau một thời gian sẽ bắt đầu có sự chênh lệch rõ rệt. Điều này có liên quan mật thiết tới việc quản lý thời gian và tính tự giác của một đứa trẻ.
Nhiều bố mẹ nếu chú ý sẽ nhận thấy rằng, không chỉ IQ ảnh hưởng tới kết quả học tập mà còn có liên quan tới khả năng quản lý thời gian của đứa trẻ.
Bố mẹ giúp con thay đổi tính trì hoãn
Cô Trần có 2 đứa con, 1 bé 6 tuổi và 1 bé 3 tuổi. Cũng như bao người mẹ khác, 2 đứa con gái của cô có tính trì hoãn ở cấp độ rất nặng. Thế nhưng, hiện tại 2 đứa trẻ đã có thể tự giác tắm rửa sạch sẽ, đi ngủ lúc 8 giờ tối. Những điều này là kết quả sau khi cô cho con mình tham dự một khóa học thực tế kéo dài 21 ngày.
Bây giờ, sau khi 2 đứa con ngủ, 2 vợ chồng cô Trần sẽ thong thả uống trà, thoải mái trò chuyện, tận hưởng thế giới riêng của mình. Đối với cô bây giờ, việc giáo dục con cái vô cùng dễ dàng, không giống như những bà mẹ khác đang đau đầu khi con cái không nghe lời.
Vậy tại sao lại có sự thay đổi lớn tính cách của một người trong 21 ngày?
Theo dữ liệu tâm lý học hành vi cho thấy, một người thường mất ít nhất 21 ngày để hình thành một thói quen mới. Đây được gọi là hiệu ứng 21 ngày.
Nói cách khác, những suy nghĩ và hành động của một người sẽ trở thành thói quen nếu được làm đi làm lại trong 21 ngày liên tục. Khi một người đã hình thành thói quen thường sẽ không dễ gì thay đổi. Môi trường có tác động rất lớn tới hành vi của một người, nếu trong 21 ngày bố mẹ hướng dẫn con mình lặp đi lặp lại 1 hành động tích cực, sau đó nó sẽ trở thành thói quen khó để thay đổi.
"Kế hoạch thay đổi trong 21 ngày" trước hết đã tách đứa trẻ ra khỏi môi trường quen thuộc, hướng chúng đến một cuộc sống tự lập. Sau 21 ngày được huấn luyện, thường xuyên lặp đi lặp lại những thói quen tốt, tuân thủ kỷ luật và biết cách tự chăm sóc bản thân, một đứa trẻ sẽ như được “lột xác”. Bố mẹ chắc chắn sẽ bất ngờ trước sự thay đổi nhanh chóng của con mình.
Thức dậy đúng giờ mỗi ngày, ăn uống, tham gia các hoạt động và rèn luyện, giúp trẻ tránh xa các sản phẩm điện tử trong 21 ngày. Quá trình này sẽ rèn cho trẻ tính độc lập, chăm chỉ, kỷ luật, biết quản lý thời gian.
Chính vì thế, việc huấn luyện con cái khả năng quản lý thời gian càng sớm sẽ mang lại hiệu quả càng cao, bố mẹ sẽ nhàn tênh, chấm dứt chuỗi ngày thúc giục và quát mắng con mình.
Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from 24H.
Original source can be found here: https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/tre-hay-tri-hoan-kem-tap-trung-bo-me-ap-dung-ngay-phuong-phap-nay-c216a1307446.html