Bị đuổi học vì được quá nuông chiều?

20:00' 13-08-2019
Trường mẫu giáo đầu tiên chịu đựng cậu bé được một kỳ học; trường học thứ hai kéo dài 1 tuần và trường học thứ ba đã từ chối ngay lập tức khi phỏng vấn.

Bị đuổi học vì được quá nuông chiều

Bà Ma (một phụ nữ Trung Quốc) nói rằng điều hối tiếc lớn nhất của bà là đã quá nuông chiều đứa cháu 4 tuổi, khiến nó hư hỏng, không thể dạy bảo. Ba trường mẫu giáo đã từ chối nhận cậu bé.

Cháu của bà là một đứa trẻ phát triển hơn các bạn cùng lứa tuổi, nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn. Khi đi trẻ, cậu bé không thể tự ăn, không tự đi vệ sinh, sẵn sàng tè bậy ra ngay bàn học. Mặt khác, cậu bé không hòa đồng với các bạn, luôn tỏ ra ương bướng và cắn người khác khi có việc gì không vừa ý.

Cháu trai bà Ma được nuông chiều từ bé (Ảnh minh họa).

Trường mẫu giáo đầu tiên chịu đựng cậu bé được một kỳ học; trường học thứ hai kéo dài 1 tuần và trường học thứ ba đã từ chối ngay lập tức khi phỏng vấn. 

Bà Ma lo lắng đứa trẻ có vấn đề nên đã tới bệnh viện kiểm tra. Kết quả cho thấy, sự giao tiếp của cháu bà đã bị trì hoãn rất nhiều. Năng lực vận động, ngôn ngữ, nhận thức hay phát triển khả năng xã hội của đứa bé đều không đạt mức trung bình, thậm chí chỉ bằng đứa bé 3 tuổi.

Bác sĩ kết luận, cháu bà Ma phát triển chậm về mọi mặt và nguyên nhân là do gia đình bà đã quá nuông chiều. 

Chỉ cần cậu bé thích điều gì là ngay lập tức được đáp ứng. Gia đình đã tước đi cơ hội suy nghĩ và vận động của đứa bé khiến trẻ mất đi khả năng học hỏi và thích ứng với môi trường xung quanh. Chính vì lẽ đó mà cậu bé không thể hòa nhập được với môi trường mẫu giáo và các cô giáo cũng không thể "chịu đựng" được.

Kết luận của bác sĩ đã khiến bà Ma suy sụp, bà không bao giờ tưởng tượng rằng tình yêu quá mức của mình gây ra nhiều tác hại đối với cháu như vậy.

Ngày nay, nhiều gia đình thường có ít nhất 4 đến 6 người lớn yêu thương, chăm sóc cho 1 hoặc 2 đứa trẻ. Bọn trẻ tự nhiên quen với điều đó và vô tình gây nguy hiểm nếu người lớn không phân biệt được ranh giới của việc dạy dỗ và nuông chiều. Các con cũng gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu đi lớp. 

Vậy làm thế nào để trẻ nhanh thích nghi với môi trường lớp học?

Lịch hoạt động ổn định

Trong cuốn sách Thói quen thành đạt của Bernard Roth, tác giả đến từ Đại học Stanford, kết luận trong cuốn sách về phát triển bản thân của mình rằng cha mẹ phải giúp con phát triển thói quen thường xuyên: Hoạt động ổn định, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống cân bằng tạo ra một cơ thể khỏe mạnh.

Quan trọng hơn, một lịch trình hoạt động ổn định cho phép trẻ biết chính xác phải làm gì trong khoảng thời gian tiếp theo, từ đó thiết lập cảm giác về nhịp điệu bên trong và tạo ra cảm giác an toàn có thể dự đoán được. Cha mẹ có thể tham khảo lịch hoạt động của trường trước khi cho con đi học để chúng làm quen, rèn luyện theo nếp.

Tự chăm sóc bản thân

Trường mẫu giáo là một nơi sinh sống tập thể nuôi dưỡng trẻ những thói quen hành vi và khả năng toàn diện. Trẻ em cần phải lớn lên trong môi trường tập thể. Do đó, phụ huynh không thể yêu cầu giáo viên quan tâm để ý, phục vụ riêng cho con của mình. Bạn cần dạy trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân theo từng độ tuổi.

Bạn cần dạy trẻ biết cách tự chăm sóc bản thân theo từng độ tuổi.

Theo đó, trẻ em 3-4 tuổi có thể sử dụng thìa hoặc đũa để tự ăn, sử dụng nhà vệ sinh riêng. Chúng có thể mặc quần áo hoặc giày tất với sự giúp đỡ, có thể sắp xếp sách và đồ chơi.

Trẻ em 4-5 tuổi có thể tự mặc quần áo, giày tất, có thể tự sắp xếp đồ đạc.

Trẻ em từ 5-6 tuổi có thể mặc quần áo theo thời tiết, mang giày, buộc dây giày và có thể sắp xếp đồ theo danh mục.

Tất nhiên, những khả năng này không được học trong một hoặc hai ngày. Cha mẹ nên sớm tạo ra nhiều thời gian và cơ hội hơn cho con cái làm những việc riêng giúp chúng tự lập càng sớm càng tốt.

Để trẻ có cơ hội học tập

Trẻ em ngày nay có xu hướng được bao bọc quá kỹ, nhất là khi ở cùng với ông bà. Sự bao bọc đó khiến bé không phù hợp với cuộc sống tập thể, cô đơn, không biết cách giao tiếp với giáo viên và thậm chí không sẵn sàng chơi với trẻ khác.

Do đó, cha mẹ nên chủ động tạo cơ hội cho con chơi với những đứa trẻ khác thay vì chơi với cha mẹ. 

Chủ động tạo cơ hội cho con chơi với những đứa trẻ khác thay vì chơi với cha mẹ.

Trong quá trình chơi, trẻ sẽ học cách lắng nghe, hiểu nhu cầu của người khác và thể hiện tốt hơn mong muốn của mình.

Chơi đồ chơi là cơ hội tốt để giáo dục trẻ em về quyền sở hữu. Chúng ta có thể nói cho trẻ biết các quy tắc này: Tôi là chủ sở hữu đồ chơi của tôi, những người khác không thể lấy mà không được phép và đồ chơi công cộng nên được xếp hàng để chơi...

Khi trẻ em có mâu thuẫn tranh đồ chơi và đánh bạn, cũng là cơ hội tốt để huấn luyện trẻ xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân. Cha mẹ nên cố gắng không can thiệp và để trẻ tự giải quyết vấn đề.

Cha mẹ nên cố gắng không can thiệp và để trẻ tự giải quyết vấn đề.

Bảo vệ trẻ em quá mức, nghĩ rằng đó là tình yêu, thực sự là một trở ngại. Nó khiến trẻ cô đơn, đau khổ trong trường mẫu giáo, ảnh hưởng đến tính cách của cả cuộc đời.

Do đó, cách tốt nhất để yêu trẻ là hãy để con tự lập. Bạn có thể mang lại mọi điều tốt đẹp đến cho con nhưng khi bước ra thế giới bên ngoài, sau tất cả, tốt và xấu, sáng và tối, nó đều phải đối mặt, chỉ sớm hay muộn mà thôi. Nhiều bậc phụ huynh đau lòng, xót xa khi con đi nhà trẻ. Nhưng sự độc lập mà đứa bé học được ở nhà trẻ là những trải nghiệm vô cùng quý giá, có lợi suốt đời cho chính bản thân nó.

Buông tay đúng cách, để con trải nghiệm một chút gió và mưa cũng là một cách để yêu thương.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Natalie Suleyman MPParliament of Victoria Vùng: Keilor Downs. Phone: (03) 9367 9925
Xem thêm

Article sourced from AFAMILY.

Original source can be found here: http://afamily.vn/cau-be-4-tuoi-bi-3-truong-mau-giao-duoi-hoc-ly-do-ai-cung-che-cuoi-nhung-nhieu-cha-me-phai-giat-minh-20190718111612252.chn