Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
1. Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là bệnh tiết niệu khi các tinh thể cứng hình thành trong thận hoặc đường tiết niệu. Thành phần của sỏi thận là các chất khoáng tạo tinh thể như canxi, natri, oxalat, axit uric… Những chất này đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng ở nồng độ quá cao nên chúng lắng đọng và kết tinh tạo thành sỏi. Kích thước của viên sỏi to nhỏ khác nhau tùy theo thời gian, vị trí và mức độ lắng đọng sỏi hình thành.
Hình ảnh về bệnh sỏi thận
2. Dấu hiệu bệnh sỏi thận
Khi mới bị sẽ không có triệu chứng gì cho đến khi sỏi di chuyển trong thận hoặc đi vào ống niệu quản hay bàng quang. Lúc này người bệnh sẽ cảm nhận thấy có các dấu hiệu sau:
Đau vùng bụng dưới, lưng: Bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội ở bên hố thắt lưng, dưới xương sườn, lan đến vùng bụng dưới và háng. Những trường hợp sỏi vừa hoặc nằm ở vị trí bể thận thì thường gây cảm giác đau âm ỉ.
Đái ra máu: Khi bị bệnh này người bệnh có thể thấy nước tiểu hồng, nước tiểu như màu nước rửa thịt, không có máu cục
Tiểu buốt, tiểu rát: Người bệnh sẽ tiểu nhiều hơn bình thường và khi bị nhiễm trùng thì nước tiểu đục, có màu mủ trắng hoặc có mùi hôi, nguyên nhân do sỏi thận đi qua niệu quản đến bàng quang
Buồn nôn: Do có sự tắc nghẽn ở thận, làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa gây nên các triệu chứng ói mửa, buồn nôn.
Sốt và ớn lạnh: Lúc này người bệnh đã có dấu hiệu của viêm thận- bể thận cấp tính.
3. Nguyên nhân sỏi thận
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh sỏi thận, đó là:
Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Tình trạng này thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam.
Nước tiểu bị cô đặc khiến cặn sỏi dễ lắng đọng và hình thành. Nguyên nhân là do cơ thể bị mất nước, thiếu nước do đổ mồ hôi nhiều, ít vận động, tiêu chảy kéo dài, u xơ tiền liệt tuyến, dị dạng đường tiểu…
Chế độ ăn uống không cân bằng, phù hợp: người bệnh có thể ăn quá nhiều thịt, muối, đường… dễ làm tăng lượng canxi đào thải qua thận.
Uống không đủ nước
Nhịn tiểu
Ngoài ra các yếu tố khác như béo phì, sử dụng nhiều thuốc nhuận tràng, thiếu canxi, ngồi quá nhiều cũng có thể dẫn tới tình trạng sỏi thận.
Cơ thể bị mất nước kéo dài có thể gây ra bệnh sỏi thận
4. Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Bệnh sỏi thận sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm hoặc không có triệu chứng gì tùy vào kích thước của viên sỏi thận. Kích thước của sỏi là đường kính lớn nhất đo được của viên sỏi.
Sỏi thận 3mm: kích thước này không quá nguy hiểm với người bệnh. Viên sỏi có thể rơi xuống bàng quang và ra ngoài theo đường tiểu khi uống thuốc.
Sỏi thận 4mm: Thường với kích thước này, chưa thể gây ra bất cứ biến chứng nào nghiêm trọng cho cơ thể. Trong quá trình đi tiểu sỏi thận vẫn có thể đi qua niệu đạo ra ngoài mà không gây bất cứ biểu hiện đau đớn nào.
Sỏi thận 5mm: Loại sỏi thận 5mm chưa phải là loại sỏi thận quá lớn, nếu như bệnh nhân phát hiện sớm và có một cách chữa trị hợp lý thì viên sỏi này sẽ không đem lại quá nhiều nguy hiểm đến với người bệnh.
Sỏi thận 6mm: Kích thước sỏi thận này vẫn chưa đáng lo ngại, bác sĩ sẽ chỉ định nên uống nước đều đặn hàng ngày và chế độ ăn uống hợp lý thì vẫn có thể đào thải được sỏi một cách tự nhiên. Tuy nhiên nếu sỏi có các góc cạnh sắc bén cũng rất dễ dàng dẫn tới tổn thương các mô trong hệ tiết niệu và có thể gây ra nhiễm trùng.
Sỏi thận 7mm: Đối với những người bị sỏi thận 7 mm có thể gây ra tình trạng ứ nước dẫn đến các biến chứng nguy hiểm kèm theo. Ở giai đoạn này, nếu như tình trạng ứ nước ở mức độ cao cần phải mổ hoặc tán sỏi để lấy sỏi ra khỏi cơ thể một cách sớm nhất. Lúc này nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: tắc đường tiết niệu, nhiễm trùng, suy thận, vỡ thận đột ngột.
5. Điều trị sỏi thận
Cách đơn giản nhất để điều trị những viên sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước để cơ thể tự thải ra. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp giảm đau và thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.
Uống nhiều nước là cách đơn giản nhất để điều trị sỏi thận
Nếu viên sỏi thận không thể tự thải ra ngoài, bạn phải đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành các phương pháp chữa trị khác bao gồm:
Nội soi niệu quản: các bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ mỏng dài có kính quan sát để tìm sỏi, đưa vào niệu đạo và bàng quang để đến niệu quản. Sau khi đã tìm thấy sỏi, các bác sĩ có thể gắp bỏ hoặc có thể phá vỡ chúng thành các phần nhỏ hơn bằng laser;
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL): đây là phương pháp dùng sóng xung kích để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ hơn để có thể thải ra.
Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da: nếu viên sỏi thận quá lớn hoặc nằm ở vị trí không thể sử dụng phương pháp ESWL (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy), bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật để lấy chúng ra.
6. Sỏi thận nên ăn gì?
Người bị bệnh sỏi thận nên ăn các thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu canxi: sữa chua, phô mai, các loại rau có màu xanh đậm…
Uống nhiều nước: Nên cung cấp đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.
Rau xanh: Các loại rau mát như rau ngót, mồng tơi, rau dền, rau má…
Trái cây: Ăn hay uống nước ép cà chua, cà rốt, chanh, bưởi vào buổi sáng là cách tốt cho bệnh nhân sỏi thận.
7. Sỏi thận kiêng gì?
Người bị sỏi thận nên tránh ăn những thực phẩm sau:
Thịt động vật, các thực phẩm chứa nhiều muối.
Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, socola, cà phê và trà đặc.
Hạn chế muối và mỡ, tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng,…
8. Các câu hỏi thường gặp:
Sau đây là giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi bị bệnh sỏi thận:
Bị sỏi thận có quan hệ được không?
Trả lời: Đối với nam giới thì sỏi thận có thể khiến sinh lý nam bị yếu với các dạng như: rối loạn ham muốn, rối loạn cảm giác, rối loạn cương dương. Các thành phần hóa chất bên trong cơ thể thay đổi do sỏi thận có tác động lớn đến khả năng tuần hoàn máu, năng lượng cơ thể, chức năng thần kinh... Người bị bệnh sỏi thận vẫn có thể quan hệ tuy nhiên cần lưu ý đến tần suất và cả nhịp độ.
Sỏi thận uống thuốc gì?
Trả lời: Tốt nhất khi bị bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chỉ định điều trị cụ thể. Tránh tình trạng tự dùng thuốc gây nhiều biến chứng.
Bị sỏi thận có nên ăn trứng?
Trả lời: Tùy thuộc vào loại sỏi thận mà người bệnh có thể ăn trứng hay không. Nếu bạn bị sỏi acid uric bạn nên hạn chế ăn trứng, vì tiêu thụ quá nhiều trứng sẽ làm tăng lượng acid uric trong cơ thể, làm bệnh nặng hơn hoặc tăng nguy cơ hình thành sỏi mới
Bị sỏi thận nên ăn rau gì?
Trả lời: Như đã nói ở trên người bị bệnh nên ăn các loại rau có màu xanh đậm để tăng canxi, các loại rau có tính mát như rau ngót, rau mồng tơi, rau má…
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh sỏi thận. Hãy đọc kỹ thông tin để hiểu thêm về căn bệnh này.
Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?
chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...
Article sourced from EVA.
Original source can be found here: http://eva.vn/https://eva.vn/suc-khoe/benh-soi-than-dau-hieu-cach-dieu-tri-va-loi-khuyen-an-gi-kieng-gi-c131a391861.html