Ba Lan muốn Đức bồi thường thiệt hại Thế chiến II

04:00' 13-01-2023
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Mularczyk muốn nhờ Mỹ cùng một số quốc gia, tổ chức quốc tế, thuyết phục Đức bồi thường thiệt hại Thế chiến II.

"Chúng tôi trông đợi vào sự hỗ trợ từ các đối tác của chúng tôi tại Mỹ, các nghị sĩ Mỹ, trong vấn đề Ba Lan nhận được tiền bồi thường cho hậu quả Thế chiến II", Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Arkadiusz Mularczyk nói hôm 10/1, thêm rằng nước này coi Mỹ là "quốc gia quan trọng trong việc tôn trọng trật tự quốc tế, nhân quyền, luật pháp và công lý quốc tế".

Ba Lan cũng gửi đề nghị tương tự tới Liên Hợp Quốc, UNESCO cùng 50 quốc gia, bao gồm các quốc gia thành viên EU và NATO, mong các bên này hỗ trợ thuyết phục Đức bồi thường thiệt hại từ Thế chiến II.

Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan cho biết động thái tiếp theo của nước này là biến việc yêu cầu Đức bồi thường trở thành vấn đề cấp quốc tế.

Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Arkadiusz Mularczyk. Ảnh: polskifm.

Sáng sớm 1/9/1939, không quân phát xít Đức ném bom thành phố Wielun ở miền trung Ba Lan trong suốt nhiều giờ, mở đầu Thế chiến II. Máy bay Đức đã phá hủy khoảng 70% nhà cửa trong thành phố, khiến ít nhất 127 dân thường chết và bị thương, dù nơi này không có mục tiêu quân sự. Vụ không kích Wielun được coi là tội ác chiến tranh đầu tiên của phát xít Đức trong Thế chiến II.

Cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại cướp đi sinh mạng của hơn 50 triệu người, trong đó có gần 6 triệu người Ba Lan.

Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau hôm 3/10 ký công hàm gửi Đức, yêu cầu bồi thường hơn 1,3 nghìn tỷ USD cho "những tổn thất Ba Lan phải gánh chịu do cuộc xâm lược và chiếm đóng của Đức Quốc xã từ năm 1939 đến 1945".

Chính phủ Đức từ chối yêu cầu, với lý do Ba Lan đã từ bỏ quyền được bồi thường theo thỏa thuận năm 1953 với Đông Đức và vấn đề đã được giải quyết dứt điểm theo hiệp ước thống nhất nước Đức năm 1990, được ký bởi Tây và Đông Đức, cũng như Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp. Trong khi đó, Ba Lan khẳng định rằng việc từ bỏ năm 1953 được ký kết dưới áp lực của Liên Xô và nước này bị cấm tham gia các cuộc đàm phán năm 1990.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Năng lượng mặt trời?

Dodo Solar Vùng: Clayton South. Phone: 1300 616 126
Xem thêm

Cung cấp hệ thống năng lượng mặt trời thương mại với giá thấp nhất trên toàn nước Úc


Article sourced from VNEXPRESS.

Original source can be found here: https://vnexpress.net/ba-lan-muon-nho-my-doi-duc-boi-thuong-chien-tranh-4558855.html