Ăn quá nhiều vải sẽ bị váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh

15:00' 10-06-2019
Các chuyên gia y tế cho rằng nguyên tắc đầu tiên khi chọn thực phẩm, tốt nhất nên lựa chọn các loại thực phẩm còn tươi, nguyên chất, tránh sử dụng thực phẩm ôi thiu để tránh bị tiêu chảy hay ngộ độc thực phẩm.

Nhất là vào mùa hè, hầu hết các loại thực phẩm đều khó bảo quản, chỉ một sơ suất nhỏ là có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Hạn chế ăn thực phẩm có tính nóng

Mọi người ai cũng biết hoa quả mang lại rất nhiều vitamin, dưỡng chất nhưng cũng có không ít loại quả ngon nếu ăn nhiều sẽ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Ví dụ như những loại quả chỉ xuất hiện vào mùa hè như đào, mận, vải… vì chúng là những loại quả mang tính nóng.

Quả đào

 Quả đào được cho là loại quả có hàng lượng sắt rất phong phú, ngoài ra còn có protein, đường, kẽm, pectin… rất thích hợp với người bị bệnh thiếu máu. Pectin trong quả đào có lợi cho đường ruột nên ăn đào có thể phòng tránh táo bón. Tuy vậy, đào cũng có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác nếu ăn quá nhiều.

Quả mận

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên lạm dụng, ăn quá nhiều loại quả này bởi mận có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong có thể gây phát ban, mụn nhọt.

Quả vải

Đối với những người dễ nhiễm cảm, có đờm, lên thủy đậu thì vải lại trở thành độc dược không nên ăn. Bởi nó sẽ làm bệnh nặng hơn và có thể gây nên những biến chứng. Ngay cả đối với người bình thường thì ăn quá nhiều vải sẽ bị váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh.

 

Rau cải

Đây là loại rau thu hút rất nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy nên các chủ vườn thường tăng cường tưới các loại thuốc trừ sâu và phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau sẽ còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.

Cà chua ương ương

Cà chua tây (tomato) có chứa loại độc tố là tomatidihe. Khi cà chua chín đỏ, hàm lượng tomatidine chỉ còn rất nhỏ, bởi trong quá trình cà chua chín đỏ (chín cây hoặc chín dấm) thì độc tố này chuyển hoá thành chất không độc. Nhưng với cà chua ương ương (nhất là cà chua xanh) thì hàm lượng tomatidine rất cao, thường xuất hiện các triệu chứng trúng độc tomatidine như váng đầu, lợm giọng nôn oẹ, nhểu nước dãi (nước miếng), trường hợp nặng nếu không cấp cứu rửa ruột, giải độc kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Đậu đỗ

Đây là một loại rau quả được rất nhiều người thích bởi đậu đỗ rất dễ chế biến, có thể xào, luộc đều được. Tuy nhiên, loại quả này lại xếp “đầu bảng” trong danh mục những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất. Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kỹ thì cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố chứ không loại trừ hết được.

Dưa leo

Cũng nằm trong danh sách như đậu đỗ, dưa leo luôn phải “sống” với nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu ngay từ khi mới bắt đầu mọc lên. Nếu ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ thì bị ngộ độc là khó tránh. Thực tế, có người ăn dưa sau khi đã cẩn thận ngâm rửa bằng các loại dung dịch mà vẫn bị ngộ độc.

Giá đỗ

Giá đỗ nếu được ủ theo cách truyền thống sẽ rất sạch sẽ, tươi ngon. Tuy nhiên do người bán hàng muốn rút ngắn thời gian ủ để cho thuốc kích thích, ure để giá mọc nhanh hơn, mầm to, cho năng suất cao hơn. Không có thời gian để thuốc phân hủy hết nên ăn giá rất độc, rất nguy hiểm.

Rau muống

Rau muống được trồng tại ao, hồ, sông, nguồn nước bị ô nhiễm, có thể chứa rất nhiều loại giun sán, ký sinh trùng. Loại rau này dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên nhiều nông dân vì lợi nhuận đã sử dụng các loại thuốc kích thích, trừ sâu, thu hoạch không đúng hạn đem bán ra thị trường. Điều đó gây nguy hiểm đối với sức khỏe người sử dụng.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về Siêu thị?

Big Sam Market Vùng: Niddrie. Phone: 9366 2237
Xem thêm

chuyên bán các loại thực phẩm tươi ngon như trái cây, thịt, cá,...


Article sourced from EVA.

Original source can be found here: http://eva.vn/https://eva.vn/suc-khoe/nhung-loai-rau-qua-an-nhieu-se-hai-suc-khoe-c131a394885.html