6 bộ phim liên tiếp hứng chịu chỉ trích trên Netflix
365 Days: Tác phẩm của điện ảnh Ba Lan được mô tả là “phim khiêu dâm trá hình”. 365 Days kể về một phụ nữ bị thành viên của băng bảng mafia bắt cóc và xâm hại. Hắn giam giữ, cho cô khoảng thời gian một năm để phải lòng mình. Nếu sau đó không yêu hắn, cô có thể đi. |
Nhiều khán giả chỉ ra bộ phim đang cố tình lãng mạn hóa hội chứng Stockholm - triệu chứng tâm lý khiến con tin đem lòng yêu mến kẻ bắt cóc mình. Họ phát động một chiến dịch yêu cầu Netflix gỡ bộ phim khỏi hệ thống vì lo sợ sẽ tạo ra góc nhìn lệch lạc về tội phạm hiếp dâm. Nữ ca sĩ Duffy - người từng bị đánh thuốc, bắt cóc, buôn bán và cưỡng bức - đã cất tiếng nói chỉ trích mạnh mẽ bộ phim. |
Indian Matchmaking: Show truyền hình thực tế lấy chủ đề hẹn hò khơi lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ công chúng không lâu sau khi ra mắt. Indian Matchmaking khám phá một dịch vụ mai mối dành cho người Ấn Độ và người Mỹ gốc Ấn. |
Phim bị người xem gắn mác phân hóa xã hội, phân biệt sắc tộc, giới tính và chủ nghĩa giai cấp. Không những vậy, cách lựa chọn góc nhìn của chương trình còn cổ súy cho những quan điểm cổ hủ, tẩy trắng truyền thống hôn nhân mai mối và làm trầm trọng thêm các định kiến xã hội. |
Messiah: Series giật gân bị chính Netflix khai tử sau mùa đầu tiên vì cáo buộc ngầm thể hiện tinh thần ủng hộ việc bài xích Hồi giáo. Trong phim, Michelle Monaghan vào vai nhân viên CIA điều tra chân tướng nhân vật bí ẩn tên Al-Masih. Al-Masih trở thành lãnh đạo của một nhóm tín đồ sau khi tự xưng mình được cử xuống Trái Đất bởi đấng tối cao. |
Trong truyền thuyết của Hồi giáo, Al-Masih ad-Dajjal là nhân vật phản diện sánh ngang Kẻ phản Chúa. Tên của thế lực này cũng mang nghĩa “kẻ mạo danh đấng cứu thế” trong tiếng Ả Rập. |
The Goop Lab: Series The Goop Lab được ghi hình tại văn phòng thương hiệu chăm sóc sức khỏe của nữ diễn viên Gwyneth Paltrow. Chương trình khám phá hiệu quả các liệu pháp chữa trị thay thế đối với nhiều căn bệnh tâm lý cũng như thể chất. |
Lãnh đạo NHS England (Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh) nhận xét chương trình ẩn chứa rủi ro về chăm sóc sức khỏe khi người xem có thể tiếp thu và lan truyền một số quan điểm sai lệch khi theo dõi. Ông lên án thương hiệu của Gwyneth Paltrow vì xem nhẹ tầm quan trọng của kem chống nắng hóa học và nhiều quan điểm khoa học khác. |
Cuties: Bộ phim nhận sự tung hô từ giới phê bình và đã mang về cho đạo diễn Maïmouna Doucouré giải thưởng danh giá tại Liên hoan phim Sundance 2019. Nhân vật chính trong tác phẩm là bé gái 11 tuổi và nhóm bạn cùng tuổi trên hành trình theo đuổi đam mê vũ đạo vượt lên những định kiến tôn giáo. |
Công chúng cho rằng Cuties đã tình dục hóa hình ảnh các bé gái, và cổ súy nạn ấu dâm. Tuy nhiên, phim vẫn được không ít khán giả bênh vực. Nữ diễn viên Tessa Thompson viết: “Cuties là bộ phim đẹp, một giọng điệu tươi mới. Đạo diễn phim là người Pháp gốc Senegal đang chia sẻ những trải nghiệm của mình qua ngôn ngữ điện ảnh. Tác phẩm phê phán việc tình dục hóa hình ảnh trẻ em, không phải cổ súy sự lệch lạc ấy”. |
Tiny Pretty Things: Series truyền hình về tuổi mới lớn là tác phẩm tiếp theo của Netflix vướng tranh cãi lạm dụng sắc dục. Nội dung phim xoay quanh những mâu thuẫn, tham vọng, tình thù phức tạp của các học sinh nội trú tại một trường ballet danh tiếng. |
Tuy nhiên, khán giả bày tỏ họ dường như quên mất vấn đề chính của Tiny Pretty Things vì tác phẩm chứa quá nhiều cảnh thân mật giữa các diễn viên. Vấn đề thêm trầm trọng khi các nhân vật chính còn đang ở độ tuổi vị thành niên, khiến lối sống của họ được mô tả trên phim có phần lệch lạc. |
Bạn đang tìm dịch vụ về Luật sư - Trạng sư?
Xem thêm
Luật Bồi thường thương tích cá nhân, tai nạn
Article sourced from NEWS.
Original source can be found here: http://news.zing.vn/6-bo-phim-gay-tranh-cai-tren-netflix-post1164963.html