16 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh cho người lần đầu làm mẹ
Cứ ngỡ rằng chăm một em bé sơ sinh thì dễ vô cùng, mẹ chỉ cần cho bé ăn, cho bé ngủ và thay tã cho bé là xong. Nhưng thực tế rất phũ phàng, có những chuyện mẹ nghĩ dễ như trở bàn tay nhưng thật ra lại rất "khó nhằn" nếu mẹ không biết 16 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây:
1. Bôi một chút dầu dừa lên mông của bé để dễ dàng làm sạch phân su
Dầu dừa không chỉ giữ cho da bé không bị khô mà còn giúp cha mẹ lau sạch phân su một cách dễ dàng, bởi bản chất phân su khá dính và khó lau sạch.
2. Dùng áo sơ sinh có vạt vai để cởi dễ dàng
Những chiếc áo giúp mẹ dễ dàng và nhanh chóng mỗi lần thay quần áo cho con.
Không chỉ là chi tiết thiết kế lạ mắt, vạt vai nhỏ ở trên áo của trẻ sơ sinh còn giúp cha mẹ cởi áo cho bé dễ dàng, nhất là khi tã bẩn dây ra quần áo. Cha mẹ chỉ cần tuột áo của bé từ vai xuống chân mà không cần phải kéo ngược lên trên đầu.
3. Khi thay bỉm cho em bé, hãy đặt một tã mới bên dưới tã bẩn
Thay bỉm cho bé là công việc là các mẹ thường hay phải làm nhất. Có một mẹo nhỏ khi thay bỉm cho bé là mẹ hãy đặt một cái bỉm mới ở bên dưới bỉm bẩn để tránh việc chiếc bỉm bẩn vừa được rút ra, chưa kịp đặt bỉm mới vào bé đã "xì xoẹt".
4. Nếu bé không chịu uống thuốc, mẹ hãy dùng núm vú giả là "đại sứ thân thiện"
Các núm vú giả thường có lỗ mở và bên trong núm rỗng, rất phù hợp để mẹ cho thuốc của bé vào. Khi bé mút, thuốc sẽ chảy qua lỗ của núm vú. Tuy cho bé uống thuốc kiểu này thì rất mất thời gian, nhưng bé sẽ không phản đối vì bé cảm thấy được xoa dịu dù bị lừa.
5. Cho bé tập động tác đạp xe đạp để tránh bị đầy hơi
Nếu em bé bị đầy hơi, mẹ hãy giúp bé bằng cách đặt bé nằm ngửa, rồi nắm lấy hai cẳng chân của bé và thực hiện động tác đẩy cong chân về phía bụng rồi lại duỗi thẳng chân ra như kiểu đạp xe đạp. Việc này giúp bé đẩy các hơi thừa trong bụng ra, nhờ đó bé tránh được tình trạng táo bón, chướng bụng, đầy hơi.
6. Dùng túi ngủ cho bé ngủ ngon
Túi ngủ là một vật dụng rất tiện ích, vừa giúp giữ ấm cho bé, vừa giúp mẹ yên tâm không lo con bị lạnh. Chưa kể, chiếc túi ngủ còn giống như cái kén nhỏ ôm lấy bé có thể tạo cho bé cảm giác yên tâm gần giống như lúc bé được bao bọc trong bụng mẹ. Chính vì vậy, mẹ nên đầu tư cho con túi ngủ, nhưng tiêu chí lựa túi phải dựa trên sự vừa vặn và độ dày của chiếc túi. Mẹ có thể trừ hao một khoảng trống để bé cử động nhưng không được quá rộng vì bé sẽ bị lọt thỏm xuống, chui hẳn vào trong túi.
7. Quấn khăn đúng cách bé sẽ không đạp tung ra
Có 4 bước quấn khăn chuẩn mà mẹ nên biết:
- Bước 1: Trải rộng tấm khăn quấn trên giường, cũi hoặc vị trí định đặt bé nằm. Ở một góc của khăn, mẹ gập vị trí đó xuống khoảng 15cm. Sau đó đặt em bé nằm xuống, đầu hướng về góc khăn đã gấp với gáy nằm ngay cạnh mặt phẳng.
- Bước 2: Đặt tay phải của bé xuống dọc theo thân và vắt một góc khăn từ bên phải qua bên trái rồi nhét chúng dưới lưng bé.
- Bước 3: Gấp góc khăn ở phía dưới chân bé lên về phía vai phải.
- Bước 4: Đặt tay trái của bé xuống dọc theo thân và vắt một góc khăn từ bên trái qua bên phải rồi nhét chúng dưới lưng bé.
Những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chủ yếu là ngủ.
8. Đừng cho bé thức quá 1 tiếng rưỡi đồng hồ giữa các chu kỳ ngủ
Mặc dù mẹ rất muốn con thức chơi với mẹ lâu một chút, nhưng trẻ sơ sinh cần được ngủ nhiều. Vì thế, nếu mẹ cứ cố níu thời gian con thức thì tối đa chỉ qua 90 phút, con sẽ bắt đầu cáu kỉnh vì gắt ngủ.
9. Mẹ nên ngủ khi bé ngủ
Tuy rằng nhà bao việc, và mẹ muốn tận dụng khoảng thời gian con ngủ để làm việc của mình, nhưng thực ra, trẻ sơ sinh có giấc ngủ rất ngắn. Thế nên thay vì chọn không ngủ để làm việc thì mẹ nên dành cho mình khoảng thời gian ngủ trưa ngắn ngủi cùng con để giữ sức khỏe cho mình.
10. Cho bé bú ngay khi bé thức dậy
Cho bé bú lúc tỉnh táo sẽ tránh được tình trạng bé vừa bú vừa ngủ - điều này không tốt cho sức khỏe của bé
Thức dậy sau một giấc ngủ là khoảng thời gian bé tỉnh táo nhất, do đó, mẹ hãy cho bé bú vào lúc đấy. Bởi nó không chỉ cung cấp năng lượng cho bé hoạt động trong giờ chơi của mình, mà nó còn tránh được tình trạng bé vừa bú vừa ngủ - điều này không tốt cho sức khỏe của bé.
11. Đừng thấy con khóc là chạy vào dỗ ngay
Đôi khi trong giấc ngủ, bé nằm mơ hoặc tự thức dậy một chút nên khóc ré lên, nhưng mẹ hãy đợi một phút xem bé có tự ngủ lại hay tự nín hay không trước khi vào bế bé lên nhé.
12. Đặt giỏ đựng đồ vào chậu tắm của bé
Mẹ có thể đặt một cái giỏ đựng đồ vào trong bồn hoặc chậu tắm rồi cho bé vào giỏ để tắm. Vì giỏ có độ bám dính tốt nên mẹ không sợ bé bị trượt ngã. Nếu bé được vài tháng tuổi, bé có thể ngồi chơi ở trong giỏ trong khi mẹ tắm cho bé.
13. Cho bé nghe tiếng ồn trắng khi ngủ
Nếu em bé là một đứa trẻ thính ngủ thì cho dù mẹ có cố giữ phòng yên tĩnh như thế nào thì bé vẫn dễ giật mình bởi những tiếng ồn xung quanh dù nhỏ xíu. Vì vậy, sử dụng máy hoặc ứng dụng tiếng ồn trắng sẽ là cách để bé tập làm quen với việc ngủ chung với tiếng ồn.
Mẹ hãy ghi lại những mốc phát triển quan trọng của bé.
14. Mẹ nên mặc đồ ở nhà rộng rãi thoải mái để dễ chăm sóc bé
Khi mẹ chỉ quanh quẩn ở nhà cả ngày để chăm con thì nên lựa chọn những bộ đồ ở nhà rộng rãi, thoải mái, để bạn có thể ngồi cho con bú hoặc thay tã cho con được tiện lợi.
15. Nếu phải đánh thức bé dậy để cho bú, mẹ hãy cởi quần áo hoặc thay bỉm cho bé
Một chút không khí mát mẻ lướt qua da trần của bé sẽ khiến bé tỉnh giấc ngay lập tức.
16. Chụp hình cho bé
Cho dù không giỏi chụp ảnh, nhưng mẹ vẫn nên chụp lại một vài khoảnh khắc đáng yêu vui nhộn của bé, đặc biệt là những cột mốc phát triển quan trọng. Bởi các bé sẽ lớn rất nhanh và những bức ảnh này là bằng chứng cho thấy mẹ và bé đã từng đi qua những thời khắc quý giá.
Bạn đang tìm dịch vụ về Tiệm rượu?
Tiệm rượu với đầy đủ các lựa chọn về rượu, bia nhiều nhất tại vùng Springvale
Article sourced from AFAMILY.
Original source can be found here: http://afamily.vn/16-meo-cham-soc-tre-so-sinh-hau-nhu-chang-sach-vo-nao-nhac-den-nhung-dang-gia-hon-vang-20191027215954777.chn