12 câu mà cha mẹ nên tránh khi nói chuyện với con cái

13:00' 24-09-2019
Dạy trẻ đang ở tuổi phát triển cha mẹ luôn quên rằng, những lời nói khó nghe, cụt lủn hay sỗ sàng có thể ngăn chặn sự phát triển của con. Đừng quên nói con trẻ những câu này nếu muốn chúng có thể thành công và hạnh phúc hơn trong tương lai.

Từ ngữ có rất nhiều sức mạnh. Những điều chúng ta nghe được từ cha mẹ khi còn là những đứa trẻ có thể tồn tại mãi mãi. Bởi vậy, lời yêu thương và trí tuệ sẽ giúp chúng ta trở thành những người tốt hơn, trong khi những lời nói cùng với sự tức giận và hoài nghi sẽ chỉ khiến chúng ta nghi ngờ bản thân hơn. Điều này cho thấy ngay cả một câu nói phổ biến có vẻ an toàn cũng có thể vô tình chạm vào lòng tự trọng của một đứa trẻ và khiến chúng cảm thấy bất an.

Luôn có những lựa chọn tốt nhất trong cuộc sống để cha mẹ có thể thay đổi trong cách nói chuyện với con cái. Điều này sẽ giúp cha mẹ nhận ra được sự thay đổi rõ rệt và tích cực từ chính những đứa trẻ trong gia đình mình.

Theo các chuyên gia, 12 câu nói mà cha mẹ nên tránh khi nói chuyện với con cái và những điều chúng ta có thể nói thay vào đó:

Đừng khen con mọi lúc mọi nơi

"Mẹ rất tự hào về con!” - Cụm từ này nghe có vẻ dễ nói nhưng lại rất gượng gạo, mơ hồ. Cha mẹ cần phân biệt được những việc nào đòi hỏi sự cố gắng và những công việc đơn giản. Bởi khi khen ngợi trẻ vì mọi điều nhỏ nhặt nhất từ việc kết thúc bữa tối cho đến vẽ một bức tranh, lời khen đó sẽ trở nên vô nghĩa.

Thay vào đó, hãy cố gắng khen ngợi những điều cụ thể liên quan đến thành tích của con bạn và khuyến khích chúng tự phê bình và tự hào về những điều chúng đã làm rất tốt: “Con phải tự hào về công việc của mình!”.

Hãy tránh việc "Đợi cho đến khi bố (mẹ) về nhà!"

Muốn dạy con có hiệu quả, cha mẹ cần tránh "hoãn" việc xử lý hành vi sai của con, bởi việc trì hoãn này sẽ không giúp trẻ nhận ra được hậu quả từ hành vi của mình. Trước khi đợi cha mẹ về có thể các con sẽ quên những gì đã xảy ra.

Hơn thế nữa, chúng sẽ nghĩ rằng bạn chẳng có quyền hạn gì trong nhà nên cứ thế lại tái phạm lần nữa. Cha mẹ cần cố gắng giải quyết vấn đề ngay lúc đó và giải thích cho con tại sao bạn lại khó chịu với hành vi đó: "Con đừng làm điều này một lần nữa. Nó làm mẹ cảm thấy khó chịu vì ...".

Tại sao không nên hỏi trẻ “Ngày hôm nay thế nào?”

Nhiều cha mẹ mỗi khi thấy con cái đi học về vẫn thường hay hỏi chung chung như “Hôm nay thế nào con?” mà chẳng hề đề ý rằng những câu hỏi như thế sẽ chẳng đem lại thông tin hữu ích gì. Con cái sẽ trở nên nhàm chán bởi câu hỏi cứ lặp đi lặp lại, thậm chí sau nhiều lần chỉ trả lời trong miễn cưỡng hời hợt.

Nếu bạn thực sự muốn biết một ngày của con bạn như thế nào, hãy hỏi những câu hỏi cụ thể khuyến khích câu trả lời dài và chi tiết, chẳng hạn như: “Hôm nay ở trường có chuyện gì vui không con?” hay “Hôm nay con học được những gì nào?”.

Hãy tạo cho bé thói quen ăn uống đúng trình tự

Việc cha mẹ nói: “Không có món tráng miệng cho đến khi con hoàn thành bữa ăn của mình” sẽ làm giảm đi niềm vui từ bữa ăn của chính các con. Thậm chí đây sẽ là nguyên nhân dẫn con bỏ bữa, không chịu ăn và cả việc chúng thấy cha mẹ đang tạo áp lực ngay trong bữa ăn. Hãy thử tinh tế hơn trong việc trò chuyện của bạn với con về bữa ăn xem sao: “Cả súp và bánh đều có vẻ ngon, nhưng trước tiên chúng ta ăn súp, và sau đó là món tráng miệng nhé.” Điều này không những giúp trẻ nhận ra được tầm quan trọng của từng món ăn mà còn tạo được thói quen ăn uống đúng trình tự.

Tránh hối thúc trẻ “nhanh lên nào!”

Trong cuộc sống sẽ có lúc bạn vội vàng tới mức hối thúc những đứa con của mình phải nhanh trong mọi tình huống. Thế nhưng việc này sẽ chỉ làm con trẻ cảm thấy căng thẳng và khiến chúng cảm thấy tội lỗi. Điều này sẽ là bạn rối thêm và đương nhiên sẽ làm trì trệ đi thời gian của chính cha mẹ mà thôi.

Vậy tại sao bạn không xem xét lại giọng điệu và lời nói của mình, hãy cố để trẻ bắt nhịp bằng những lời dễ nghe hơn như: “Các con đừng vội, cùng xem ai là người đầu tiên mang giày nhé!”.

Đừng bao giờ nói “Để mẹ yên!”

Các bậc phụ huynh khi quá bận rộn với nhiều công việc cùng lúc, về nhà thường sẽ rơi vào trạng thái bực bội. Tuy nhiên nếu việc này diễn ra thường xuyên dẫn tới việc bạn quát nạt con cái “Để mẹ yên”, “đừng đụng vào mẹ” thay sự sẽ khiến con bạn suy nghĩ rằng ba mẹ chẳng cần chúng.

Nếu bạn cứ vô tình gạt con ra, đảm bảo bé sẽ nghĩ rằng ba mẹ luôn bận rộn. Khi những đứa trẻ không có đủ sự hỗ trợ trong thời thơ ấu, chúng sẽ ít có khả năng chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân với cha mẹ khi chúng trưởng thành. Nếu bạn không thể cho con bạn tất cả sự chú ý của bạn ngay lập tức, hãy kiên nhẫn yêu cầu chúng cho bạn một vài phút để hoàn thành những việc bạn làm: “Đợi mẹ hoàn thành việc này, rồi chúng ta sẽ nói chuyện, được chứ?”.

Tránh nói: “Cha thật xấu hổ về con!”

Hãy thử: “Những việc con làm khiến ba cảm thấy khó chịu, vì ...”

Con bạn có thể vẫn còn quá nhỏ để hiểu sự xấu hổ thực sự là gì. Cụm từ trống rỗng này không cung cấp cho đứa trẻ bất kỳ ý tưởng nào về lý do tại sao điều mà nó làm là sai. Hơn nữa, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc xấu hổ có thể khiến một số trẻ em trở nên hung dữ hơn.

Điều bạn cần trong trường hợp này là cố gắng giải thích cho con bạn những gì sai về hành vi của chúng và cách để nó tránh hoặc không tái phạm trong tương lai.

Hãy lắng nghe những tâm sự

Khóc là điều hoàn toàn bình thường, ngay cả khi lý do trẻ nhỏ khóc không có vẻ quan trọng đối cha mẹ. Thay vì dỗ chúng “đừng khóc!”, bạn có thể cố gắng thể hiện rằng bản thân đang quan tâm và bạn muốn giúp đỡ, bằng một câu đơn giản thôi: “Có chuyện gì đã xảy ra với con vậy?” Đảm bảo chúng sẽ nín lại, rồi kể cho bạn nghe những nỗi uất ức mà nó cho là đủ cớ để khóc.

Luôn cổ vũ ủng hộ tinh thần

Cha mẹ không nên cho rằng việc nói câu “không có gì phải sợ đâu!” là đang an ủi con trẻ khi chúng đang lo lắng một vấn đề gì đó trong cuộc sống. Thật ra trẻ nhỏ rất hay nghĩ ngợi và nhạy cảm.

Để truyền được một thông điệp về cảm xúc tới các con, cha mẹ thử đồng cảm và thảo luận chút về nỗi sợ hãi và nguyên nhân của nó xem sao. Vậy nên hãy nói “Ba cảm thấy con đang rất lo lắng, đừng sợ vì ba luôn ở đây với con."

Đừng gắt gỏng “Mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi?” khi con cố nán giờ học để xem TV

Hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ: “Con có thời gian xem TV riêng nên giờ tập trung vào làm bài tập nhé!”

Khi bạn quát “mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi?”, điều này sẽ không cho trẻ biết bất kỳ ý tưởng nào về lý do tại sao chúng nên dừng lại hoặc bắt đầu làm điều gì đó mà bạn muốn chúng làm. Thay vào đó, câu nói của bạn có thể khiến con cảm thấy như chúng không có quyền gì cả, và nó sẽ sợ chính cha mẹ mình. Bạn nên đưa ra những hướng dẫn đơn giản dễ hiểu và giải thích ngắn gọn những lý do đằng sau lời nói của mình có lẽ sẽ hiệu quả hơn.

Hãy tránh việc khẳng định: “Cha có thể làm điều đó khi bằng tuổi con!”

Hãy thử nhẹ nhàng với con: “Để cha dạy con cách chơi nhé!”

Mỗi gia đình có cách dạy khác nhau, bởi vậy sự phát triển của mỗi đứa trẻ hoàn toàn không giống nhau, đừng bao giờ áp đặt việc con mình như con họ. Ngay cả khi, con bạn làm chưa tốt, hãy cố gắng dạy chúng cách làm điều gì đó để con có động lực và nhận ra mình sẽ làm tốt ở những lần sau, hoặc đơn giản hơn là chúng sẽ học thêm được nhiều điều mới từ thất bại của bản thân.

Thay vì nói câu: “Cha rất thất vọng về con!”

Tại sao bạn không nói: “Cha cảm thấy rất buồn về việc con đã làm, vì ...” để thay đổi suy nghĩ của trẻ nhỏ.

Hãy cố gắng giải thích những hành động chúng đang làm là không đúng, chứ đừng một mực tuyên bố bản thân thất vọng vì con. Bởi thực tế cụm từ “làm thất vọng” hay “thất vọng” với một đứa trẻ mới lớn nó như quả tạ áp lực. Nó chỉ đang khiến bản các con cảm thấy không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ, hơn là việc giúp chúng nhận ra được lỗi của bản thân.

Mời bạn bầu chọn hay chia sẻ trên Facebook:

Bạn đang tìm dịch vụ về ?

Bronwyn Halfpenny MP Vùng: Thomastown. Phone: 9401 2711
Xem thêm

Article sourced from KENH14.

Original source can be found here: http://kenh14.vn/12-cau-ma-cha-me-tuyet-doi-dung-bao-gio-noi-voi-con-cai-neu-khong-muon-chung-ton-thuong-tam-ly-nang-ne-2019092217130464.chn